Học sinh làm thí nghiệm 1 – Điều chế và thu khí oxi.
- Dụng cụ : đèn, cồn, ống nghiệm thủy tinh có nút đậy và ống dẫn khí, ống nghiệm thu khí oxi, bông, giá đỡ ống nghiệm, chậu đựng nước.
- Hóa chất: khoảng 3 gam tinh chế thuốc tím \(KMn{O_4}\) .
- Tiến hành lắp dụng cụ như hình vẽ.
Học sinh thu khí oxi theo hai cách như hình vẽ. Học sinh trình bày kết quả thí nghiệm điều chế khí oxi , hai cách thu khí oxi, quan sát mẫu lưu huỳnh đang cháy và đưa ra nhận xét.
Tường trình :
- Đối với phương trình đẩy nước:
+ Hiện tượng: Chất rắn chuyển dần từ màu tím sang màu đen và khí \({O_2}\) sinh ra đẩy dần nước trong ống nghiệm, đến khi \({O_2}\)đầy hết nước trong ống nghiệm thì ngừng thu khí và đậy nắp ống nghiệm lại. Khi ngừng thu khí phải tháo ống dẫn khí trước khi tắt đèn cồn và không được làm ngược lại vì nếu tắt đèn cồn trước thi do áp suất bên ngoài lớn hơn áp suất trong ống nghiệm, do đó sẽ đẩy nước vào ống nghiệm dẫn đến vỡ ống nghiệm.
+ phương trình hóa học:
\(2KMn{O_{4{\text{(rắn, tím)}}}}\buildrel {{t^0}} \over \longrightarrow {K_2}Mn{O_{4({\text{rắn)}}}}\) \( + Mn{O_{2\text{(rắn, đen)}}} + {O_2}\)
Advertisements (Quảng cáo)
- Đối với phương pháp đầy không khí:
+ Hiện tượng: Chất rắn chuyển dần từ màu tím sang màu đen. Dùng tàn đóm đỏ thử để biết khi nào ống nghiệm đầy khí \({O_2}\)( nếu tàn đóm đỏ bùng cháy thì ống nghiệm đầy khí \({O_2}\)và ta ngừng đun khí , đậy nắp ống nghiệm lại):
\(C + {O_2}\buildrel {{t^0}} \over \longrightarrow C{O_2}\)
+ Phương trình hóa học:
\(2KMn{O_{4{\text{(rắn, tím)}}}}\buildrel {{t^0}} \over \longrightarrow {K_2}Mn{O_{4({\text{rắn)}}}}\) \( + Mn{O_{2\text{(rắn, đen)}}} + {O_2}\)