Một cái li được đậy bởi một cái nắp nhẹ, phẳng và cứng. Dốc ngược li và ấn chìm li vào trong nước như minh họa ở hình H8.22.
-Vẽ phương, chiều tác dụng của áp suất do nước tác dụng lên nắp li, từ đó giải thích vì sao nắp không bị rơi khỏi miệng li.
- Nắp ở vị trí có độ sâu h = 20cm so với mặt nước. Cho biết trọng lượng riêng của nước là \(d = 10000N/{m^3}\). Tính áp suất do nước tác dụng lên nắp li.
- Nắp ở vị trí có độ sau h = 20cm và tiết diện của miệng li là \(S = 100\,c{m^2}\) , áp lực do nước tác dụng lên nắp li là bao nhiêu ? Khi này nếu nắp li có khối lượng là 100g, nó có bị rơi khỏi miệng li hay không ? Vì sao ?
- Vì áp suất có phương vuông góc với nắp li và hướng ngược với trọng lực của nắp li nên nắp không bị rơi khỏi miệng li.
Advertisements (Quảng cáo)
- Đổi h = 20cm = 0,2m
Áp suất do nước tác dụng lên nắp li là:
\(p = d.h = 10000.0,2 = 2000N/{m^2} \)\(= 2000Pa\)
- Do áp lực nước tác dụng lên nắp li là: \(F = p.S = {2000.100.10^{ - 4}}\)\( = 20N\)
Nếu nắp li có khối lượng m = 100g = 0,1kg thì trọng lực của nắp li là:
\(P = m.g = 0,1.10 = 1N\)
Ta thấy áp lực của nước F > P nên nắp li không bị rơi ra khỏi miệng li.