Hãy quan sát thí nghiệm, kiểm chứng các kết quả sau và nêu nhận xét.
Dùng một tấm mốp xốp mỏng, mỗi cạnh bề mặt khoảng 20cm đến 25cm. Cắm vào tấm mốp 4 đinh ghim ở gần các góc tấm mốp sao cho đầu tròn của đinh nằm sát mặt tấm mốp. Đặt tấm mốp trên mặt bàn, đầu nhọn của đinh quay lên.
Đặt tấm mốp thứ hai lên 4 chiếc đinh nhọn. Do tấm mốp này nhẹ nên những chiếc đinh không xuyên qua được vào tấm mốp. (hình H7.5a)
Đặt thêm một quyển sách dày và nặng lên tấm mốp ở trên, tấm mốp này bị 4 chiếc đinh nhọn cắm xuyên vào (hình H7.5b).
Thực hiện lại thí nghiệm nhưng cắm tấm mốp ở dưới thật nhiều đinh ghim trên khắp bề mặt tấm mốp. Lúc này, khi đặt tấm mốp thứ hai cùng với quyển sách nói trên lên những chiếc đinh nhọn, những chiếc đinh không còn xuyên được vào tấm mốp này (hình H7.5c).
Em hãy cho biết, trong các trường hợp thí nghiệm được mô tả ở:
- hình H7.5a và b, trường hợp nào áp lực lớn hơn, trường hợp nào áp lực có tác dụng mạnh hơn ?
Advertisements (Quảng cáo)
- hình H7.5b và c, trường hợp nào giữa những chiếc đinh với tấm mốp ở trên có diện tích tiếp xúc lớn hơn, trường hợp nào áp lực có tác dụng mạnh hơn ?
- Hình H7.5 a và b, trường hợp nào b áp lực lớn hớn, trường hợp b áp lực có tác dụng mạnh hơn. Vì cũng diện tích tiếp xúc như nhau nhưng hình b dó có quyển sách đè lên nên áp lực lớn hơn.
- Hình H7.5b và c, trường hợp c giữa những chiếc đinh với tấm mốp ở trên có diện tích tiếp xúc lớn hơn, trường hợp b có áp lực tác dụng mạnh hơn.
Kết luận: Áp lực có tác dụng càng mạnh khi áp lực càng lớn và diện tích tiếp xúc càng nhỏ.