Trang chủ Lớp 8 Vở bài tập Vật lí 8 (sách cũ) Câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 phần B trang 85, 86...

Câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 phần B trang 85, 86 Vở bài tập Vật lý 8:...

Câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 phần B – Trang 85, 86 Vở bài tập Vật lí 8. 4.. Bài: Bài 18. Câu hỏi và bài tập tổng kết chương 1: Cơ học

1.
2.
3.
4.
5.
6.

1.

B - VẬN DỤNG

I - KHOANH TRÒN CHỮ CÁI ĐỨNG TRƯỚC PHƯƠNG ÁN TRẢ LỜI MÀ EM CHO LÀ ĐÚNG

1. Hai lực được gọi là cân bằng khi:

A. cùng phương, cùng chiều, cùng độ lớn.

B. cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn.

C. cùng phương, cùng độ lớn, cùng đặt lên một vật.

D. cùng đặt lên một vật, cùng độ lớn, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.

Phương pháp:

Hai lực cân bằng cùng đặt lên một vật, cùng độ lớn, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.

Chọn D. cùng đặt trên một vật, cùng độ lớn, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.

2.

Xe ô tô đang chuyển động đột ngột dừng lại. Hành khách trong xe bị

A. ngả người về phía sau.

B. nghiêng người sang phía trái.

C. nghiêng người sang phía phải.

D. xô người về phía trước.

Phương pháp:

Khi có lực tác dụng, mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì có quán tính.

Chọn D. xô người về phía trước.

Xe ô tô đang chuyển động đột ngột dừng lại, theo quán tính người ngồi trên xe không dừng lại ngay được mà vẫn chuyển động về phía trước. Khi đó có hiện tượng hành khách trong xe xô người về phía trước.

3.

Một đoàn mô tô chuyển động cùng chiều, cùng vận tốc đi ngang qua một ô tô đỗ bên đường. Ý kiến nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Các mô tô chuyển động đối với nhau.

B. Các mô tô đứng yên đối với nhau.

C. Các mô tô đứng yên đối với ôtô.

D. Các mô tô và ôtô cùng chuyển động đối với mặt đường.

Phương pháp:

Chuyển động hay đứng yên có tính tương đối, phụ thuộc vào vật được chọn làm mốc.

Chọn B. các mô tô đứng yên đối với nhau.

A sai vì các mô tô chuyển động cùng chiều, cùng vận tốc nên chúng đứng yên đối với nhau.

C sai vì các mô tô chuyển động đối với ô tô.

D sai vì ô tô đứng yên so với mặt đường.

Advertisements (Quảng cáo)

4.

Hai thỏi kim loại hình trụ, một bằng nhôm, một bằng đồng có cùng khối lượng được treo vào hai đầu cân đòn thì đòn cân cân bằng (H.18.1 SGK). Khi nhúng ngập cả hai vào nước thì đòn cân sẽ thế nào?Hình 18.1 SGK

A. Nghiêng về bên phải.

B. Nghiêng về bên trái.

C. Vẫn cân bằng.

D. Chưa đủ dữ kiện để trả lời.

Phương pháp:

Trọng lượng \(P=d.V\) trong đó d là khối lượng riêng của chất làm vật, V là thể tích vật.

Lực đẩy Ác-si-mét FA = d.V trong đó d là trọng lượng riêng của chất lỏng, V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

Chọn A. Nghiêng về bên phải.

Ban đầu đòn cân cân bằng chứng tỏ hai thỏi cùng trọng lượng. Mà trọng lượng P=d. V trong đó d là khối lượng riêng của chất làm vật, V là thể tích vật mà nhôm có trọng lượng riêng nhỏ hơn đồng nên thỏi nhôm có thể tích lớn hơn. Do vậy khi nhúng ngập cả hai vào nước thì lực đẩy Ác-si-mét (FA = d.V trong đó d là trọng lượng riêng của chất lỏng, V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ ) lên thỏi nhôm sẽ lớn hơn, do vậy cân bị nghiêng về bên thỏi đồng tức là nghiêng về bên phải.

5.

Để dịch chuyển vật nặng lên cao người ta có thể dùng nhiều cách. Liệu có cách nào dưới đây cho ta lợi về công không?

A. Dùng ròng rọc động.

B. Dùng ròng rọc cố định.

C. Dùng mặt phẳng nghiêng.

D. Không có cách nào cho ta lợi về công.

Phương pháp:

Định luật về công: Không có máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.

Chọn D. Không có cách nào cho ta lợi về công.

Vì không có máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.

6.

Một vật được ném lên cao theo phương thẳng đứng. Khi nào vật vừa có thế năng vừa có động năng?

A. Chỉ khi vật đang đi lên.

B. Chỉ khi vật đang rơi xuống.

C. Chỉ khi vật lên đến điểm cao nhất.

D. Cả khi vật đang đi lên và đang rơi xuống.

Phương pháp:

Động năng có thể chuyển hóa thành thế năng và ngược lại nhưng cơ năng của vật được bảo toàn.

Chọn D. Cả khi vật đang đi lên và đang rơi xuống.

Vì khi đó vật có độ cao so với mặt đất (chọn là mốc thế năng) nên có thế năng, đồng thời vật đang chuyển động với vận tốc nào đó tức là có động năng.

;
}
}
});

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Vở bài tập Vật lí 8 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)