Đề bài
1.
2.
3.
4.
5.
III - BÀI TẬP
1.
Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 100m hết 25s. Xuống hết dốc, xe lăn tiếp đoạn đường dài 50m trong 20s rồi mới dừng hẳn. Tính vận tốc trung bình của người đi xe trên mỗi đoạn đường và trên cả quãng đường.
Phương pháp:
Công thức tính vận tốc trung bình : \({v_{tb}} = \displaystyle{s \over t}\)
trong đó : s là quãng đường đi được, t là thời gian để đi hết quãng đường đó.
Vận tốc trung bình trên đoạn đường đầu : \({v_{tb1}} = \displaystyle{{{s_1}} \over {{t_1}}} = {{100} \over {25}} = 4m/s.\)
Vận tốc trung bình trên đoạn đường sau : \({v_{tb2}} = \displaystyle{{{s_2}} \over {{t_2}}} = {{50} \over {20}} = 2,5m/s.\)
Vận tốc trung bình trên cả quãng đường : \({v_{tb}} = \displaystyle{{{s_1} + {s_2}} \over {{t_1} + {t_2}}} = {{100 + 50} \over {25 + 20}} = 3,33m/s.\)
2.
Một người có khối lượng 45kg. Diện tích tiếp xúc mỗi bàn chân là 150cm2. Tính áp suất người đó tác dụng lên mặt đất khi :
a) Đứng cả hai chân.
b) Co một chân.
Phương pháp:
Công thức tính áp suất : \(p = \displaystyle{F \over S}\)
trong đó : p là áp suất, F là áp lực tác dụng lên mặt bị ép có diện tích là S.
Trọng lượng của người : \(P = 45.10 = 450 N\)
Diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi bàn chân là: S = 150 cm2 = 0,015 m2.
a) Khi đứng cả hai chân : \({p_1} = \displaystyle{P \over {2.S}} = {{450} \over {2.0,015}} = 15000\left( {Pa} \right)\)
b) Khi co một chân : \({p_2} = \displaystyle{P \over S} = {{450} \over {0,015}} = 30000\left( {Pa} \right)\)
3.
M và N là hai vật giống hệt nhau được thả vào hai chất lỏng khác nhau có trọng lượng riêng d1 và d2 (H.18.2 SGK )
a) So sánh lực đẩy Ác – si – mét tác dụng lên M và N.
b) Trọng lượng riêng của chất lỏng nào lớn hơn ?
Phương pháp:
Lực đẩy Ác - si - mét: FA = d.V
trong đó: d là trọng lượng riêng của chất lỏng, V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
Advertisements (Quảng cáo)
a) Hai vật M và N đứng cân bằng trong chất lỏng 1 và 2 (H.18.2):
+ Tác dụng lên vật M có trọng lực PM, lực đẩy Ác - si – mét FAM.
+ Tác dụng lên vật N có trọng lực PN, lực đẩy Ác - si - mét FAN.
Các cặp lực này cân bằng nên PM = FAM, PN = FAN => FAM = FAN
b) Vì phần thể tích của vật M ngập trong chất lỏng 1 nhiều hơn phần thể tích của vật N ngập trong chất lỏng 2 nên V1M > V2N.
Lực đẩy Ác - si - mét đặt lên mỗi vật là:
FAM = V1M.d1 và FAN = V2N.d2
Do: FAM = FAN nên V1M.d1 = V2N.d2
=> d2 > d1
Vậy chất lỏng 2 có trọng lượng riêng lớn hơn chất lỏng 1.
4.
Hãy tính công mà em thực hiện được khi đi đều từ tầng một lên tầng hai của ngôi trường em (em tự cho các dữ kiện cần thiết).
Phương pháp:
Công mà em thực hiên: \(A = F.h\)
trong đó : F = Pngười, h là chiều cao từ sàn tầng 1 đến sàn tầng 2, F là lực nâng người lên.
Giả sử khối lượng của em là 45kg; độ cao từ sàn tầng 1 đến sàn tầng 2 là 4m.
Trọng lượng của em : \(P = 45.10 = 450 N\).
Khi đi từ tầng 1 lên tầng 2, lực nâng người \(F = P = 450 N\).
Công mà em thực hiện : \(A = F.h = 450.4 = 1800 J\).
5.
Một lực sĩ cử tạ nâng quả tạ khối lượng 125kg lên cao 70cm trong thời gian 0,3 giây. Trong trường hợp này lực sĩ đã hoạt động với công suất bao nhiêu ?
Phương pháp:
Công thức tính công suất: \(P = \dfrac{A}{t}\)
trong đó: A là công thực hiện được, t là thời gian thực hiện công đó.
Ta có: \(h = 70cm = 0,7m\)
Trọng lượng của quả tạ là : \(P = 125.10 = 1250 N\)
Lực sĩ thực hiện một công là : \(A = P.h = 1250.0,7 = 875J\)
Công suất: \(P = \dfrac{A}{t} = \dfrac{{875}}{{0,3}} = 2916,7W\)
;
}
}
});