Đề bài
12.1
12.5.
12.7.
1. Bài tập trong SBT
12.1
Khi vật nổi trên chất lỏng thì lực đẩy Ác-si-mét có cường độ:
A. bằng trọng lượng của phần vật chìm trong nước.
B. bằng trọng lượng của phần nước bị vật chiêm chỗ.
C. bằng trọng lượng của vật.
D. bằng trọng lượng riêng của nước nhân với thể tích của vật.
Phương pháp:
Nếu ta thả một vật ở trong lòng chất lỏng thì
Vật chìm xuống khi lực đẩy Ác si mét FA nhỏ hơn trọng lượng P: FA < P
Vật nổi lên khi : FA > P
Vật lơ lửng trong chất lỏng khi: FA = P
Công thức tính lực đẩy Ác si mét: FA = d.V, trong đó: d là trọng lực riêng của chất lỏng, V là thể tích của phần chất lỏng bị chiếm chỗ.
Chọn B
Lực đẩy Ác si mét: FA = d.V, trong đó: d là trọng lực riêng của chất lỏng, V là thể tích của phần chất lỏng bị chiếm chỗ.
Tức là: lực đẩy Ác si mét bằng trọng lượng phần nước bị vật chiếm chỗ.
12.5.
Gắn một quả cầu bằng chì vào giữa mặt đang nổi trên nước của một miếng gỗ (H.12.3).Nếu quay ngược miếng gỗ cho quả cầu nằm trong nước thì mực nước có thay đổi không ? Tại sao?
Advertisements (Quảng cáo)
Phương pháp:
Một vật lơ lửng ở trong lòng chất lỏng thì FA = Pvật
FA = Pvật không đổi nên thể tích nước bị chiếm chỗ không đổi và mực nước trong bình không đổi.
12.7.
Một vật có trọng lượng riêng là 26000N/m3. Treo vật vào một kế rồi nhúng vật ngập trong nước thì lực kế chỉ 150N. Hỏi nếu treo vật ngoài không khí thì lực kế chỉ bao nhiêu ? Cho biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3.
Phương pháp:
Công thức tính lực đẩy Ác si mét: FA = d.V
trong đó: d là trọng lực riêng của chất lỏng, V là thể tích của phần chất lỏng bị chiếm chỗ.
FA = P - Pn ⇒ dnV = dV - Pn
Với P là số chỉ của lực kế khi treo vật vào lực kế ở ngoài không khí;
Pn là số chỉ của lực kế khi vật ở trong nước;
d là trọng lượng riêng của vật,
dn là trọng lượng riêng của nước.
Suy ra: \(V = \displaystyle{{{P_n}} \over {d - {d_n}}}\)
\(\Rightarrow P = d.{\displaystyle{{P_n}} \over \displaystyle{d - {d_n}}} = 243,75N\)
;
}
}
});