Trang chủ Lớp 8 Vở bài tập Vật lí 8 (sách cũ) Câu 9.2, 9.4, 9.5 phần bài tập trong SBT trang 47, 48...

Câu 9.2, 9.4, 9.5 phần bài tập trong SBT trang 47, 48 Vở bài tập Vật lý 8:2....

Câu 9.2, 9.4, 9.5 phần bài tập trong SBT – Trang 47, 48 Vở bài tập Vật lí 8. Phương pháp:. Bài: Bài 9. Áp suất khí quyển

Đề bài
9.2.
9.4.
9.5.

1. Bài tập trong SBT

9.2.

Hiện tượng nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra?

A. Quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước nóng sẽ phồng lên như cũ.

B. Săm ruột xe đạp bơm căng để ngoài nắng có thể bị nổ.

C. Dùng một ống nhựa nhỏ có thể hút nước từ cốc nước vào miệng.

D. Thổi hơi vào quả bóng bay, quả bóng bay sẽ phồng lên.

Phương pháp:

Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển.

Chọn C. Dùng một ống nhựa nhỏ có thể hút nước từ cốc nước vào miệng.

Vì: Cắm ống hút vào trong cốc nước, bên trong và bên ngoài của ống hút đều tiếp xúc với không khí, đều chịu tác động của áp suất khí quyển, và áp suất khí quyển bên trong, bên ngoài bằng nhau. Khi ấy nước ở trong và ngoài ống đều duy trì trên cùng một mặt phẳng ngang. Chúng ta ngậm ống hút và hút một cái, không khí trong ống bị chúng ta hút đi, trong ống không còn không khí, áp suất tác động lên mặt nước bên trong ống hút nhỏ hơn áp suất tác động lên mặt nước bên ngoài ống hút. Do đó áp suất khí quyển bên ngoài ép nước chui vào ống hút, làm cho mặt nước trong ống hút dâng cao lên. Chúng ta tiếp tục hút như thế, nước sẽ ùn ùn tuôn vào miệng.

9.4.

Lúc đầu để một ống Tô-ri-xen-li thẳng đứng và sau đó để nghiêng (H.9.1 SBT). Ta thấy chiều dài của cột thủy ngân thay đổi còn chiều cao không thay đổi. Hãy giải thích.

Phương pháp:

Advertisements (Quảng cáo)

Công thức tính áp suất chất lỏng:  p = d.h, trong đó h là độ sâu tính từ điểm áp suất tới mặt thoáng chất lỏng, d là trọng lượng riêng của chất lỏng. 

Áp suất do cột thủy ngân trong ống gây ra phụ thuộc chiều cao của cột thủy ngân. Vì áp suất này luôn bằng áp suất khí quyển nên chiều cao cột thủy ngân trong ống không đổi.

9.5.

Một căn phòng rộng 4m, dài 6m, cao 3m.

a) Tính khối lượng của không khí chứa trong phòng. Biết khối lượng riêng của không khí là 1,29kg/m3.

b) Tính trọng lượng của không khí trong phòng.

Tóm tắt

\(\eqalign{
& a = 6m \cr 
& b = 4m \cr 
& h = 3m \cr 
& D = 1,29\,kg/{m^3} \cr 
& m = ?\,kg \cr 
& P = ?\,N \cr} \)

Phương pháp:

Khối lượng \(m = V.D \)

Trọng lượng \(P = 10m\)

Thể tích phòng: \(V =a.b.h= 6.4.3 = 72\) m3

a) Khối lượng không khí trong phòng \(m = V.D = 72.1,29 = 92,88\,kg\)

b) Trọng lượng của khí trong phòng: \(P = 10m = 928,8\, N\)

;
}
}
});

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Vở bài tập Vật lí 8 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)