Trang chủ Lớp 8 Vở bài tập Vật lí 8 (sách cũ) Câu 23.1, 23.2, 23.3, 23.5 phần bài tập trong SBT trang 110...

Câu 23.1, 23.2, 23.3, 23.5 phần bài tập trong SBT trang 110 Vở bài tập Vật lý 8: 23.1....

Câu 23.1, 23.2, 23.3, 23.5 phần bài tập trong SBT – Trang 110 Vở bài tập Vật lí 8. . Bài: Bài 23. Đối lưu - Bức xạ nhiệt

Đề bài
23.1.
23.2.
23.3.
23.5.

1. Bài tập trong SBT

23.1.

Đối lưu là sự truyền nhiệt xảy ra trong chất nào?

A. Chỉ ở chất lỏng.

B. Chỉ ở chất khí.

C. Chỉ ở chất lỏng và chất khí.

D. Ớ các chất lỏng, chất khí và chất rắn.

Phương pháp:

Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí.

Chọn C. Chỉ ở chất lỏng và chất khí.

23.2.

Trong các sự truyền nhiệt dưới đây, sự truyền nhiệt nào không phải là bức xạ nhiệt?

A. Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời tới Trái Đất.

B. Sự truyền nhiệt từ bếp lò tới người đứng gần bếp lò.

C. Sự truyền nhiệt từ đầu bị nung nóng sang đầu không bị nung nóng của một thanh đồng.

D. Sự truyền nhiệt từ dây tóc bóng đèn điện đang sáng ra khoảng không gian bên trong bóng đèn.

Advertisements (Quảng cáo)

Phương pháp:

Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả ở trong chân không.

Chọn C. Sự truyền nhiệt từ đầu bị nung nóng sang đầu không bị nung nóng của một thanh đồng.

23.3.

Một ống nghiệm đựng đầy nước. Hỏi khi đốt nóng ở miệng ống, ở giữa hay đáy ống thì tất cả nước trong ống sôi nhanh hơn? Tại sao?

Phương pháp:

Cơ chế của sự đối lưu là trọng lực và lực đẩy Ác-si-mét. Khi được đun nóng (truyền nhiệt bằng hình thức dẫn nhiệt) lớp chất lỏng ở dưới nóng lên, nở ra, trọng lượng riêng trở nên nhỏ hơn trọng lượng riêng của lớp nước ở trên, nên nổi lên, còn lớp nước lạnh ở trên chìm xuống thế chỗ cho lớp nước này để lại được đun nóng.... Cứ thể cho tới khi cả khối chất lỏng nóng lên.

Đốt ở đáy ống thì tất cả nước trong ống sôi nhanh hơn. Vì đốt ở đáy ống lớp chất lỏng ở dưới nóng lên, nở ra, trọng lượng riêng trở nên nhỏ hơn trọng lượng riêng của lớp nước ở trên, nên nổi lên, còn lớp nước lạnh ở trên chìm xuống thế chỗ cho lớp nước này để lại được đun nóng.... cứ thể cho tới khi cả khối chất lỏng nóng lên. Khi đó nước sôi nhanh hơn.

23.5.

Đưa miếng đồng vào ngọn lửa đèn cồn thì miếng đồng nóng lên, tắt đèn cồn đi thì miếng đồng nguội đi. Hỏi sự truyền nhiệt khi miếng đồng nóng lên, khi miếng đồng nguội đi có được thực hiện bằng cùng một cách không?

Phương pháp:

Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt.

Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng.

Sự truyền nhiệt khi miếng đồng nóng lên, khi miếng đồng nguội đi không được thực hiện bằng cùng một cách. Sự truyền nhiệt khi đưa miếng đồng vào ngọn lửa làm miếng đồng nóng lên là sự dẫn nhiệt. Miếng đồng nguội đi là do truyền nhiệt vào không khí bằng bức xạ nhiệt.

;
}
}
});

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Vở bài tập Vật lí 8 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)