Đề bài
C1 - C2
C3 - C4
C5.
C6.
C7 - C9
I - ĐỐI LƯU
C1 - C2
C1. Mô tả sự di chuyển của nước màu tím
Nước màu tím di chuyển thành dòng từ dưới lên rồi từ trên xuống.
C2. Lớp nước ở dưới được đun nóng lại đi lên phía trên, còn lớp nước lạnh ở phía trên lại đi xuống dưới vì Khi đun nước, lớp nước ở dưới nóng lên trước, nở ra, trọng lượng riêng của nó trở nên nhỏ hơn trọng lượng riêng của lớp nước lạnh ở trên. Do đó lớp nước nóng nổi lên còn lớp nước lạnh chìm xuống tạo thành dòng đối lưu.
C3 - C4
C3. Ta biết được nước trong cốc đã nóng lên nhờ quan sát số chỉ của nhiệt kế.
C4. Giải thích thí nghiệm ở hình 23.3 SGK
Khi đốt nến, không khí ở gần ngọn nến nóng lên, nở ra và di chuyển lên trên. Còn dòng không khí lạnh ở bên kia tấm bìa di chuyển từ trên xuống dưới vòng qua khe hở giữa miếng bìa ngăn và đáy cốc sang phía ngọn nến rồi đi lên.
C5.
Advertisements (Quảng cáo)
Muốn đun nóng chất lỏng và chất khí phải đun từ phía dưới vì khi đun từ phía dưới, ta làm cho phần chất lỏng (hoặc khí) ở phía dưới nóng lên trước làm cho trọng lượng riêng của phần này giảm đi và đi lên phía trên. Phần chất lỏng (hoặc khí) ở phía trên chưa được đun nóng sẽ đi xuống tạo thành dòng đối lưu.
C6.
Giải thích tại sao trong chân không và trong chất rắn không xảy ra hiện tượng đối lưu chân không là môi trường không có phân tử khí nào còn trong chất rắn các phân tử kiên kết với nhau rất chặt chẽ, chúng không thể di chuyển thành dòng được. Vì vậy không thể tạo thành các dòng đối lưu.
II - BỨC XẠ NHIỆT
C7 - C9
C7. Giọt nước màu dịch chuyển về đầu B chứng tỏ không khí trong bình đã nóng lên và nở ra.
C8. Giọt nước màu dịch chuyển trở lại đầu A chứng tỏ không khí trong bình đã lạnh đi.
Miếng gỗ đã có tác dụng ngăn không cho nhiệt truyền từ đèn sang bình.
C9. Sự truyền nhiệt từ nguồn nhiệt tới bình không phải là dẫn nhiệt và đối lưu vì không khí dẫn nhiệt rất kém và
trong trường hợp này nhiệt được truyền theo đường thẳng.
;
}
}
});