Trang chủ Lớp 8 Vở bài tập Vật lí 8 Câu 24.1, 24.2, 24.3, 24.4 phần bài tập trong SBT trang 115,...

Câu 24.1, 24.2, 24.3, 24.4 phần bài tập trong SBT trang 115, 116 VBT Lý 8: 24.1....

Câu 24.1, 24.2, 24.3, 24.4 phần bài tập trong SBT – Trang 115, 116 Vở bài tập Vật lí 8. Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc khối lượng độ tăng nhiệt độ của vật và nhiệt dung riêng của chất làm. Bài 24. Công thức tính nhiệt lượng

Advertisements (Quảng cáo)


24.1.
24.2.
24.3.
24.4.

1. Bài tập trong SBT

24.1.

Có bốn bình A, B, C, D đều đựng nước ở cùng một nhiệt độ. Sau khi dùng các đèn cồn giống hệt nhau để đun các bình này trong 5 phút (H.24.1) người ta thấy nhiệt độ của nước trong các bình trở nên khác nhau.

1. Hỏi nhiệt độ ở bình nào cao nhất ?

A. Bình A.                           B. Bình B                  

C. Bình C                            D. Bình D.

2. Yếu tố nào sau đây làm cho nhiệt độ của nước ở các bình trở nên khác nhau?

A. Thời gian đun.

B. Nhiệt lượng từng bình nhận được.

C. Lượng chất lỏng chứa trong từng bình.

D. Loại chất lỏng chứa trong từng bình.

Phương pháp:

Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc khối lượng độ tăng nhiệt độ của vật và nhiệt dung riêng của chất làm vật.

1. Chọn A. Bình A vì bình A đựng ít nước nhất.

2. Chọn C. Lượng chất lỏng chứa trong từng bình là yếu tố làm cho nhiệt độ của nước trong các bình trên khác nhau.

24.2.

Để đun nóng 5 lít nước từ 20°C lên 40°C cần bao nhiêu nhiệt lượng?

Phương pháp:

Công thức tính nhiệt lượng thu vào Q = m . c . ∆t trong đó: Q là nhiệt lượng (J), m là khối lượng của vật (kg), ∆t là độ tăng nhiệt của vật (0C hoặc K), c là nhiệt dung riêng của chất làm vật (J/kg.K).

Ta có:

Q = m.c.∆t = 5. 4200. 20 = 420 000 J = 420 kJ

Vậy để đun nóng 5 lít nước từ 20°C lên 40°C cần 420kJ

24.3.

Người ta cung cấp cho 10 lít nước một nhiệt lượng là 840kJ. Hỏi nước nóng lên thêm bao nhiêu độ?

Phương pháp:

Công thức tính nhiệt lượng thu vào Q = m . c . ∆t trong đó: Q là nhiệt lượng (J), m là khối lượng của vật (kg), ∆t là độ tăng nhiệt của vật (0C hoặc K), c là nhiệt dung riêng của chất làm vật (J/kg.K).

 Ta có:

\(\Delta t = {Q \over {mc}} = {{840000} \over {10.4200}} = {20^0}C\)

Vậy nước nóng lên thêm 20℃

24.4.

Một ấm nhôm khối lượng 400g chứa 1 lít nước. Tính nhiệt lượng tối thiểu cần thiết để đun sôi nước, biết nhiệt độ ban đầu của ấm và nước là 20°C.

Phương pháp:

Công thức tính nhiệt lượng thu vào Q = m . c . ∆t trong đó: Q là nhiệt lượng (J), m là khối lượng của vật (kg), ∆t là độ tăng nhiệt của vật (0C hoặc K), c là nhiệt dung riêng của chất làm vật (J/kg.K).

Ta có:

Q = Qấm + Qnước = 0,4.880.80 + 1.4200.80 = 28166 + 336000 = 364160J

Vậy nhiệt lượng tối thiểu để đun sôi nước là 364160J

();
}
}
});