Trang chủ Lớp 8 Vở bài tập Vật lí 8 Mục III – Phần A – Trang 114 Vở bài tập Vật...

Mục III – Phần A – Trang 114 Vở bài tập Vật lí 8: III – VẬN DỤNG...

Mục III – Phần A – Trang 114 Vở bài tập Vật lí 8. – Nhiệt lượng tổng cộng cần cung cấp là : Q = Q1 + Q2 = 630 + 33 = 663 kJ.. Bài: Bài 24. Công thức tính nhiệt lượng

Advertisements (Quảng cáo)

Đề bài
C8.
C9.
C10.

III – VẬN DỤNG

C8.

Muốn xác định nhiệt lượng vật cần thu vào phải:

– Tra bảng để xác định độ lớn của nhiệt dung riêng

– Đo khối lượng bằng cân

– Đo nhiệt độ bằng nhiệt kế

C9.

Nhiệt lượng cần truyền cho 5kg đồng để tăng nhiệt độ từ 200C lên 500C là:

\(Q = m.c\left( {{t_2}\;-{\rm{ }}{t_1}} \right) = 5.380\left( {50 – 20} \right) \)

     \(= 57000\left( J \right) = 57\left( {kJ} \right)\)

C10.

Advertisements (Quảng cáo)

– Khi nước sôi thì nhiệt độ của ấm và của nước đều bằng 1000C.

– Nhiệt lượng nước cần thu vào để nước nóng lên 1000C là:

Q1 = m1.c1.Δt = 2.4200.(100 – 25) = 630000 J = 630 (kJ)

– Nhiệt lượng ấm cần thu vào để ấm nóng lên 1000C là:

Q2 = m2.c2.Δt = 0,5.880.(100 – 25) = 33000 J = 33 (kJ)

– Nhiệt lượng tổng cộng cần cung cấp là : Q = Q1 + Q= 630 + 33 = 663 kJ.

Ghi nhớ:

– Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc khối lượng độ tăng nhiệt độ của vật và nhiệt dung riêng của chất làm vật.

– Công thức tính nhiệt lượng thu vào Q = m . c . ∆t trong đó: Q là nhiệt lượng (J), m là khối lượng của vật (kg), ∆t là độ tăng nhiệt của vật (0C hoặc K), c là nhiệt dung riêng của chất làm vật (J/kg.K).

– Nhiệt dung riêng của một chất: Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1 kg chất đó tăng thêm 10C

;
}
}
});