Trang chủ Lớp 8 Vở bài tập Vật lí 8 Câu 4.a, 4.b phần bổ sung trang 23, 24 VBT Vật Lý...

Câu 4.a, 4.b phần bổ sung trang 23, 24 VBT Vật Lý lớp 8: Bài 4. Biểu diễn lực...

Câu 4.a, 4.b phần bài tập bổ sung – Trang 23, 24 Vở bài tập Vật lí 8. Lực là một đại lượng vectơ được biểu diễn bằng một mũi tên có :. Bài 4. Biểu diễn lực

Advertisements (Quảng cáo)


4.a.
4.b.

2. Bài tập bổ sung

4.a.

Một bóng đèn có khối lượng \(1 kg\) được treo bởi hai sợi dây gắn vào hai bờ tường. Biết sức căng của mỗi sợi dây bằng \(10N\), góc hợp bởi phương của hai sợi dây bằng \(120^0\) (H 4.1). Hãy biểu diễn  các lực tác dụng lên đèn. Chọn tỉ xích \(10N\) ứng với \(1cm\).

Phương pháp:

Lực là một đại lượng vectơ được biểu diễn bằng một mũi tên có :

– Gốc là điểm đặt của lực.

– Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực.

– Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ lệ xích cho trước. Dựa vào tỉ lệ xích để tính toán độ lớn của lực tương ứng.

Lưu ý vectơ  lực căng sợi dây có phương theo phương sợi dây và chiều hướng vào giữa sợi dây.

Vectơ trọng lực có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.

Bóng đèn chịu tác dụng của các lực sau:

– 1 trọng lực: có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới, độ lớn \(10N\)

– 2 lực căng của 2 sợi dây: có phương theo phương sợi dây, chiều hướng vào giữa sợi dây, độ lớn \(10N\)

4.b.

Một vật có trọng lượng bằng \(30N\) đặt trên một mặt nằm ngang. Lực kéo vật theo phương nằm ngang có cường độ bằng \(40N\). Lực cản lên vật có cường độ bằng nửa cường độ lực kéo. Hãy biểu diễn các lực tác dụng lên vật bằng vectơ. Chọn tỉ xích \(10N\) ứng với \(1cm\).

Phương pháp:

Lực là một đại lượng vectơ được biểu diễn bằng một mũi tên có :

– Gốc là điểm đặt của lực.

– Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực.

– Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ lệ xích cho trước. Dựa vào tỉ lệ xích để tính toán độ lớn của lực tương ứng.

Vật chịu tác dụng của 3 lực:

– Lực kéo \(F_k\): Gốc là điểm O, phương nằm ngang, chiều sang phải và có độ lớn \(40N\).

– Lực cản \(F_c\): Gốc là điểm O, phương nằm ngang, chiều sang trái và có độ lớn \(20N\).

– Trọng lực \(P\): Gốc là điểm O, phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới và có độ lớn \(P = 30N\).

();
}
}
});