Trang chủ Lớp 8 Vở bài tập Vật lí 8 (sách cũ) Mục IV – Phần A trang 41, 42 Vở bài tập Vật...

Mục IV - Phần A trang 41, 42 Vở bài tập Vật lý 8: VẬN DỤNG...

Mục IV - Phần A - Trang 41, 42 Vở bài tập Vật lí 8. Hoạt động của thiết bị vẽ ở hình 8.9 SGK: . Bài 8. Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau


C6.
C7.
C8.
C9.

IV - VẬN DỤNG

C6.

Khi lặn sâu, người thợ lặn phải mặc bộ áo lặn chịu được áp suất lớn vì áp suất do nước biển gây ra rất lớn, người thợ lặn nếu không mặc áo lặn thì sẽ không thể chịu được áp suất này.

C7.

Áp suất của nước ở đáy thùng là: p1 = d.h1 = 10000.1,2 = 12000 N/m2

Áp suất của nước lên điểm cách đáy thùng 0,4m là: p2 = d.h2 = 10000.(1,2 – 0,4) = 8000 N/m2

C8.

Ấm có vòi cao hơn thì đựng được nhiều nước hơn vì ấm và vòi là bình thông nhau nên mực nước ở ấm và vòi luôn luôn ở cùng một độ cao.

Advertisements (Quảng cáo)

C9.

Hoạt động của thiết bị vẽ ở hình 8.9 SGK: 

Bình A và thiết bị B là hai nhánh của bình thông nhau, mực chất lỏng của hai nhánh này luôn bằng nhau. Do đó quan sát mực chất lỏng ở nhánh B (nhờ ống được làm bằng vật liệu trong suốt) ta biết mực chất lỏng của bình A.

Ghi nhớ:

Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật trong lòng nó.

Công thức tính áp suất chất lỏng:  p = d.h, trong đó h là độ sâu tính từ điểm áp suất tới mặt thoáng chất lỏng, d là trọng lượng riêng của chất lỏng.

Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mặt thoáng của chất lỏng, ở các nhánh khác nhau đều ở cũng một độ cao.

();
}
}
});

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Vở bài tập Vật lí 8 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)