Đề bài
5.a.
5.b.
5.c.
2. Bài tập bổ sung
5.a.
Hình 5.1 cho biết đồ thị vận tốc của một ca nô. Căn cứ vào đồ thị đó để rút ra nhận xét về lực kéo và lực cản tác dụng lên ca nô trong từng khoảng thời gian chuyển động.
Phương pháp:
Dưới tác dụng của lực cân bằng, một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
Trong khoảng thời gian từ 0 phút đến 1 phút, vận tốc của vật tăng dần từ 0 đến 0,5 km/ phút chứng tỏ lực kéo lớn hơn lực cản.
Trong khoảng thời gian từ 1 phút đến 5 phút, vận tốc của vật không thay đổi bằng 0,5 km/ phút chứng tỏ lực kéo cân bằng với lực cản.
Trong khoảng thời gian từ 5 phút đến 6 phút, vận tốc của vật giảm dần từ 0,5 về 0 km/ phút chứng tỏ lực kéo nhỏ hơn lực cản.
5.b.
Một thuyền máy đang lướt thẳng đều trên mặt hồ. Nếu tắt máy, thuyền vẫn tiếp tục chuyển động một đoạn rồi mới dừng lại. Giải thích vì sao?
Advertisements (Quảng cáo)
Phương pháp:
Khi có lực tác dụng, mọi vật thể không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì có quán tính.
Khi thuyền máy đang lướt thẳng đều trên mặt hồ thì tắt máy, thuyền vẫn tiếp tục chuyển động một đoạn vì nó có quán tính chuyển động theo hướng cũ, không dừng lại đột ngột được.
Thuyền chuyển động thêm được một đoạn rồi dừng lại do lực cản của nước và không khí khiến nó chuyển động chậm dần rồi dừng hẳn lại.
5.c.
Khi ta đang chạy vội, chân vướng vào sợi dây chắn ngang đường thì sẽ có hiện tượng gì xảy ra? Giải thích hiện tượng đó.
Phương pháp:
Khi có lực tác dụng, mọi vật thể không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì có quán tính.
Khi ta đang chạy vội, chân vướng vào sợi dây chắn ngang đường thì sẽ có hiện tượng sau:
Cơ thể sẽ bị nhào về phía trước còn chân vẫn bị cản lại ở sợi dây chắn, nguyên nhân là do khi đang chạy cả cơ thể ta chuyển động hướng về phía trước nhưng do chân bị vướng vào sợi dây chắn ngang đường thì do quán tính, cơ thể không dừng lại đột ngột được tức là lúc này phần cơ thể phía trên vẫn chuyển động về phía trước nên ta bị nhào người về phía trước.
;
}
}
});