C1.
C2.
C3.
C4.
C5.
I - HAI LỰC CÂN BẰNG
1. Hai lực cân bằng là gì?
C1.
Kể tên các lực và biểu diễn các lực bằng vectơ, nhận xét về điểm đặt, cường độ, phương, chiều của hai lực cân bằng.
a) Quyển sách có trọng lượng 3N đặt lên bàn.
b) Quả cầu có trọng lượng 0,5N treo trên dây.
c) Quả bóng có trọng lượng 5N đặt yên trên mặt đất
Phương pháp:
Lực là một đại lượng vectơ được biểu diễn bằng một mũi tên có :
- Gốc là điểm đặt của lực.
- Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực.
- Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ lệ xích cho trước.
a) Hai lực tác dụng lên quyển sách có trọng lượng 3N là: trọng lực \(\overrightarrow{P}\) , lực đẩy \(\overrightarrow{Q}\) của mặt bàn.
b) Hai lực tác dụng lên quả cầu có trọng lượng 0,5N là : trọng lực \(\overrightarrow{P}\) và lực căng \(\overrightarrow{T}\) của dây treo.
c) Hai lực tác dụng lên quả bóng có trọng lượng 5N là : trọng lực \(\overrightarrow{P}\) và và lực đẩy \(\overrightarrow{Q}\) của mặt sân.
Rút ra đặc điểm của hai lực cân bằng:
- Điểm đặt: cùng điểm đặt
- Phương, chiều: cùng phương, ngược chiều
Advertisements (Quảng cáo)
- Độ lớn: bằng nhau.
2. Tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động
C2.
Quan sát thí nghiệm.
Tại sao quả cân A ban đầu đứng yên ?
Quả cân A chịu tác dụng của hai lực : Trọng lực \(\overrightarrow{P_{A}}\) và sức căng \(\overrightarrow{T}\) của dây, hai lực này cân bằng (do \(T =P_B\) mà \(P_B = P_A\) nên \(\overrightarrow{T}\) cân bằng với \(\overrightarrow{P_{A}}\).
C3.
Đặt thêm một quả nặng A’ lên quả cân A (H.5.3b). Tại sao quả cân A cùng với A’ sẽ chuyển động nhanh dần ?
- Khi chưa đặt vật \(A’\) lên trên \(A\) thì trọng lượng \(P_A\) bằng lực căng dây \(T\) làm cho quả cân \(A\) đứng yên.
- Đặt thêm vật nặng \(A’\) lên \(A\), lúc này \(P_A + P_A’\) lớn hơn \(T\) nên vật \(AA’\) chuyển động nhanh dần đi xuống, \(B\) chuyển động đi lên.
C4.
Khi quả cân A chuyển động quanh lỗ K thì vật nặng A’ bị giữ lại (H.5.3c,d). Lúc này quả cân A còn chịu tác dụng của những lực nào ?
Quả cân \(A\) chuyển động qua lỗ \(K\) thì \(A’\) bị giữ lại. Khi đó tác dụng lên \(A\) chỉ còn hai lực \(\overrightarrow {{P_A}} \) và \(\overrightarrow T \) lại cân bằng với nhau.
C5.
Hãy đo quãng đường đi được của quả cân A sau mỗi khoảng thời gian 2 giây, ghi vào bảng 5.1 và tính vận tốc của A.
Công thức tính vận tốc : \(v = \displaystyle{s \over t}\)
trong đó: s là độ dài quãng đường đi được, t là thời gian để đi hết quãng đường đó.
Các em đo kết quả TN, ghi vào bảng và tính vận tốc bằng công thức: \(v = \displaystyle{s \over t}\)
();
}
}
});