Trang chủ Lớp 8 Vở bài tập Vật lí 8 Mục III – Phần A trang 16 Vở bài tập Vật lí...

Mục III – Phần A trang 16 Vở bài tập Vật lí 8: VẬN DỤNG...

Mục III – Phần A – Trang 16 Vở bài tập Vật lí 8. Bài 3. Chuyển động đều – Chuyển động không đều

Advertisements (Quảng cáo)


C4.
C5.
C6.
C7.

III – VẬN DỤNG

C4.

– Chuyển động của ô tô chạy từ Hà Nội đến Hải Phòng là chuyển động không đều vì trong quá trình chuyển động, xe có thể chạy nhanh hay chậm tùy từng thời điểm khác nhau.

– Khi nói ô tô chạy từ Hà Nội đến Hải Phòng với vận tốc \(50 km/h\) là nói tới vận tốc trung bình của xe.

C5.

Ta có: \(s_1 = 120m\); \(t_1 = 30s\); \(s_2 = 60m\); \(t_2 = 24s\)

Vận tốc trung bình của xe trên quãng đường dốc là: \({v_{tb1}} = \dfrac{{{s_1}}}{ {{t_1}}} = \dfrac{{120} }{ {30}} = 4m/s\)

Vận tốc trung bình của xe trên quãng đường nằm ngang là: \({v_{tb2}} = \dfrac{{{s_2}}}{ {{t_2}}} =\dfrac {{60} }{{24}} = 2,5m/s\)

Vận tốc trung bình của xe trên cả hai quãng đường là: \({v_{tb}} =\dfrac {{{s_1} + {s_2}} }{ {{t_1} + {t_2}}} = \dfrac{{120 + 60} }{ {30 + 24}} = 3,33m/s\)

C6.

Ta có: \(t = 5\) giờ; \(v_{tb} = 30km/h\)

Quãng đường đoàn tàu đi được là: \(s =v_{tb}.t = 30.5 = 150 km\).

C7.

Advertisements (Quảng cáo)

hãy đo thời gian em chạy hết cự li \(60m\) bằng đồng hồ bấm giây.

Dựa vào kết quả đó để tính vận tốc trung bình ra m/s và km/h.

– Quãng đường: \(s = 60m\)

– Đo thời gian em chạy hết quãng đường \(60\) mét: t (s)

– Tính vận tốc trung bình: \({v_{tb}} = \displaystyle{s \over t} = {\displaystyle{60} \over t}\left( {m/s} \right)\)

– Sau đó đổi đơn vị đo từ \(m/s\) sang \(km/h\) với: \(1 m/s = 3,6 km/h\).

Ghi nhớ:

– Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.

– Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.

– Vận tốc trung bình của một chuyển động không đều trên một quãng đường được tính bằng công thức:

\(v_{tb}=\dfrac{s}{t}\), trong đó s là quãng đường đi được, t là thời gian để đi hết quãng đường đó.

();
}
}
});