Trang chủ Lớp 8 Vở thực hành Toán 8 (Kết nối tri thức) Bài 4 trang 50 vở thực hành Toán 8: Cho M là...

Bài 4 trang 50 vở thực hành Toán 8: Cho M là một điểm nằm trong tam giác đều ABQua M kẻ các đường thẳng song song với BC...

Dựa vào dấu hiệu nhận biết hình thang cân để chứng minh. b) Dựa vào tính chất của hình thang cân. Hướng dẫn giải Giải bài 4 trang 50 vở thực hành Toán 8 - Luyện tập chung trang 49 . Cho M là một điểm nằm trong tam giác đều ABC.

Câu hỏi/bài tập:

Question - Câu hỏi/Đề bài

Cho M là một điểm nằm trong tam giác đều ABC. Qua M kẻ các đường thẳng song song với BC, CA, AB lần lượt cắt AB, BC, CA tại các điểm P, Q, R.

a) Chứng minh tứ giác APMR là hình thang cân.

b) Chứng minh rằng chu vi tam giác PQR bằng tổng độ dài MA + MB + MC.

c) Hỏi với vị trí nào của M thì tam giác PQR là tam giác đều.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

a) Dựa vào dấu hiệu nhận biết hình thang cân để chứng minh.

b) Dựa vào tính chất của hình thang cân.

c) Dựa vào tính chất của tam giác đều để tìm vị trí của M.

Answer - Lời giải/Đáp án

Advertisements (Quảng cáo)

(H.3.17). a) Do MR // AP nên tứ giác APMR là hình thang.

Ta có \(\widehat A = 60^\circ \) (do ∆ABC đều).

Do MP // BC nên \(\widehat B = \widehat {APM} = 60^\circ .\) Từ đó suy ra \(\widehat A = \widehat {APM}\) nên APMR là hình thang cân.

b) Tương tự câu a, ta có các tứ giác BQMP và CRMQ là những hình thang cân.

Do APMR, BQMP và CRMQ là những hình thang cân, suy ra RP = AM, PQ = BM, QR = CM (hai đường chéo của hình thang cân).

Chu vi của tam giác PQR là

PQ + RP + QR = BM + AM + CM.

c) Tam giác PQR là tam giác đều có nghĩa là PQ = QR = RP, tức là MB = MC = MA.

Vậy M cách đều ba đỉnh A, B, C tức M là giao điểm của ba đường trung trực của tam giác ABC.

Advertisements (Quảng cáo)