Trang chủ Lớp 9 Hóa lớp 9 Lý thuyết Tính chất Hóa của muối, I.Tính chất Hóa của muối

Lý thuyết Tính chất Hóa của muối, I.Tính chất Hóa của muối...

Tính chất hóa học của muối – Lý thuyết Tính chất hóa học của muối. I.Tính chất hóa học của muối

Advertisements (Quảng cáo)

I. Tính chất hóa học của muối

1. Tác dụng với kim loại

Dung dịch muối có thể tác dụng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới.

Thí dụ: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓

           Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag↓

2. Tác dụng với axit

Muối có thể tác dụng được với axit tạo thành muối mới và axit mới.

Thí dụ: BaCl2 + H2SO4 → 2HCl + BaSO4

           CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O

3. Tác dụng với dung dịch muỗi

Hai dung dịch muối có thể tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới.

Thí dụ: AgNO3 + NaCl → NaNO3 + AgCl↓

4. Tác dụng với dung dịch bazơ

Dung dịch bazơ có thể tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối mới và bazơ mới.

Thí dụ: Na2CO3 + Ba(OH)2 → 2NaOH + BaCO3

5. Phản ứng phân hủy muối

Nhiều muối bị phân hủy ở nhiệt độ cao như: KClO3, KMnO4, CaCO3,…

Thí dụ:  2KClO3 \(\overset{t^{0}}{\rightarrow}\) 2KCl + 3O2

            CaCO3 \(\overset{t^{0}}{\rightarrow}\) CaO + CO2

II. Phản ứng trao đổi trong dung dịch

1. Định nghĩa: Phản ứng trao đổi là phản ứng hóa học, trong đó hai hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhay những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hợp chất mới.

2. Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi

Phản ứng trao đổi trong dung dịch của các chất chỉ xảy ra nếu sản phẩm tạo thành có chất không tan hoặc chất khí.

Thí dụ: CuSO4 + 2NaOH → Na2SO4 + Cu(OH)2

           K2SO4 + NaOH: Phản ứng không xảy ra.

Chú thích: phản ứng trung hòa cũng thuộc loại phản ứng trao đổi và luôn xảy ra.

Thí dụ: H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O