Có 5 ống nghiệm A, B, c, D, E. Mỗi ống có chứa 12,4 gam đồng(II) cacbonat CuCO3. Khi đun nóng, muối này bị phân huỷ dần :
CuCO3(r) \(\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow \) CuO(r) + CO2 (k)
Mỗi ống được nung nóng, đế nguội và cân chất rắn còn lại trong ống nghiệm. Sau đó, thí nghiệm trên lại được lạp lại 3 lần nữa để CuCO3 bị phân huỷ hết. Các kết quả được ghi lại như sau :
ỐNG NGHIỆM |
KHỐI LƯỢNG CHẤT RẮN sau Mồl lần nung (gam) |
|||
Lần thứ 1 |
Lần thứ 2 |
Lần thứ 3 |
Lần thứ 4 |
|
A |
8,6 |
8,5 |
8,0 |
8,0 |
B |
9,8 |
9,5 |
8,5 |
8,0 |
C |
16,0 |
9,7 |
9,1 |
8,5 |
D |
8,0 |
Advertisements (Quảng cáo) 8,0 |
8,0 |
8,0 |
E |
12,4 |
12,4 |
12,4 |
12,4 |
a) Hãy dùng những kết quả ở bảng trên để trả lời những câu hỏi sau :
1. Ống nghiệm nào đã bị bỏ quên, không đun nóng ?
2. Ống nghiệm nào có kết quả cuối cùng dự đoán là sai ? Vì sao ?
3. Vì sao khối lượng chất rắn trong ống nghiêm A là không đổi sau lần nung thứ 3 và thứ 4 ?
4. Ống nghiệm nào mà toàn lượng đồng(II) cacbonat đã bị phân huỷ sau lần nung thứ nhất ?
b) Hãy tính toán để chứng minh kết quả thí nghiệm của những ống nghiệm nào là đúng.
Trả lời
a) 1. Ống nghiệm E (khối lượng CuCO3 không thay đổi).
2. Ống nghiệm C, vì khác với các kết quả của những ống nghiệm A, B, D.
3. Sau lần nụng thứ 3 thì toàn lượng CuCO3 đã bị phân huỷ hết thành CuO.
4. Ống nghiệm D.
b) Phần tính toán :
Theo phương trình hoá học :
124 gam CuCO3 sau khi bị phân huỷ sinh ra 80 gam CuO.
Vậy 12,4 gam CuCO3 sau khi bị phân huỷ sinh ra :
\({m_{CuO}} = {{80 \times 12,4} \over {124}} = 8,0(gam)\)
Thí nghiệm được tiến hành trong các ống nghiệm A, B, D là đúng.