42.3. A, B, C là ba hiđrocacbon khi đốt cháy đều thu được số mol khí C02 bằng hai lần số mol hiđrocacbon đem đốt. Biết :
A không làm mất màu dung dịch brom.
Một mol B tác dụng được tối đa với 1 mol brom.
Một mol C tác dụng được tối đa với 2 mol brom.
Hãy xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của A, B, C.
Gọi công thức của ba hiđrocacbon đó là : CxHy, CaHb, CnHm.
Khi đốt ta có :
\({C_x}{H_y} + \left( {x + {y \over 4}} \right){O_2}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow xC{O_2} + {y \over 2}{H_2}O\)
Advertisements (Quảng cáo)
\({C_n}{H_m} + \left( {n + {m \over 4}} \right){O_2}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow nC{O_2} + {m \over 2}{H_2}O\)
\({C_a}{H_b} + \left( {a + {b \over 4}} \right){O_2}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow aC{O_2} + {b \over 2}{H_2}O\)
Vì số mol C02 tạo ra bằng 2 lần số mol hiđrocacbon đem đốt. Vậy theo phương trình hoá học của phản ứng cháy
—-> X = a = n = 2.
Mặt khác : A không làm mất màu nước brom —> không có liên kết đôi hoặc ba. Vậy A là CH3 - CH3.
1 mol B chỉ tác dụng tối đa với 1 mol brom —-> có 1 liên kết đôi.
Vậy B là CH2 = CH2.
1 mol C tác dụng tối đa với 2 mol brom ——> có liên kết ba.
Vậy C là CH \( \equiv \) CH.