Trang chủ Lớp 9 SBT Toán 9 - Cánh diều Bài 11 trang 64 SBT toán 9 – Cánh diều tập 2:...

Bài 11 trang 64 SBT toán 9 - Cánh diều tập 2: Trong các phương trình sau, phương trình nào là phương trình bậc hai một ẩn?...

Phương trình bậc hai một ẩn dạng: \(a{x^2} + bx + c = 0\left( {a \ne 0} \right). Phân tích và giải Giải bài 11 trang 64 sách bài tập toán 9 - Cánh diều tập 2 - Bài 2. Phương trình bậc hai một ẩn . Trong các phương trình sau, phương trình nào là phương trình bậc hai một ẩn?

Câu hỏi/bài tập:

Question - Câu hỏi/Đề bài

Trong các phương trình sau, phương trình nào là phương trình bậc hai một ẩn? Đối với những phương trình bậc hai một ẩn đó, xác định hệ số a của \({x^2}\), hệ số b của x, hệ số tự do c.

a) \(0{x^2} + 7x + 5 = 0.\)

b) \(- 3{x^2} + 17x - \sqrt 7 = 0.\)

c) \(- 17x + 2 = 0.\)

d) \(\frac{{ - 1}}{{\sqrt 5 }}{x^2} = 0.\)

e) \(\sqrt {10} x + 1 = 0.\)

Advertisements (Quảng cáo)

f) \(\frac{{ - 2}}{{3{x^2}}} + 4x - 1 = 0.\)

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Phương trình bậc hai một ẩn dạng: \(a{x^2} + bx + c = 0\left( {a \ne 0} \right).\)

Answer - Lời giải/Đáp án

Các phương bậc hai một ẩn là:

b) \( - 3{x^2} + 17x - \sqrt 7 = 0\) với \(a = - 3;b = 17;c = - \sqrt 7 .\)

d) \(\frac{{ - 1}}{{\sqrt 5 }}{x^2} = 0\) với \(a = - \frac{1}{{\sqrt 5 }};b = 0;c = 0.\)

Advertisements (Quảng cáo)