Trang chủ Lớp 9 SBT Văn 9 - Cánh diều Câu hỏi 1 trang 8 SBT Văn 9 Cánh diều: Qua các...

Câu hỏi 1 trang 8 SBT Văn 9 Cánh diều: Qua các tài liệu đã tìm hiểu, hãy trình bày hoàn cảnh xuất hiện bài Sông núi nước Nam và cho biết...

Tìm hiểu qua sách báo, internet. Gợi ý giải Câu hỏi 1 trang 8 SBT Văn 9 Cánh diều - Bài tập đọc hiểu: Sông núi nước nam trang 8 sách bài tập Ngữ văn 9 - Cánh diều.

Câu hỏi/bài tập:

Qua các tài liệu đã tìm hiểu, hãy trình bày hoàn cảnh xuất hiện bài Sông núi nước Nam và cho biết: Vì sao bài thơ được gọi là Thơ thần?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Tìm hiểu qua sách báo, internet

Advertisements (Quảng cáo)

Answer - Lời giải/Đáp án

- Hoàn cảnh xuất hiện bài Sông múi nước Nam: Bài thơ Sông núi nước Nam được ghi chép trong các sách như Lĩnh Nam chích quái (Lựa chọn những chuyện quái lạ ở Lĩnh Nam, cuối thế kỉ XIV), Việt điện u linh tập (Tập truyện về cõi u linh của đất Việt, 1329) và Đại Việt sử kí toàn thư, kể lại chuyện Lê Hoàn năm 981 và Lý Thường Kiệt năm 1076 đã sử dụng bài thơ trong các cuộc kháng chiến chống quân Tổng xâm lược trên phòng tuyến sông Như Nguyệt (sông Cầu ngày nay) để khích lệ các tướng sĩ một lòng đánh giặc và cảnh báo sự thất bại của kẻ thù xâm lược. Bài thơ vốn không có nhan đề và chưa rõ tác giả là ai. Sau này, một số sách ghi tên tác giả là Lý Thường Kiệt và đặt tên là Nam quốc sơn hà.

- Bài thơ được gọi là Thơ thân do truyền thuyết kể lại chuyện Lê Hoàn và Lý Thường Kiệt cho người nấp vào đền thờ hai vị anh hùng chống ngoại xâm, đồng thời là hai vị thần sông Như Nguyệt là Trương Hống và Trương Hát để giả giọng thần đọc bài thơ Nam quốc sơn hà. Các nhà nghiên cứu cho rằng: Thời trung đại, niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo còn rất mạnh, nên có thể tác giả bài thơ đã giấu tên để bài thơ khi được đọc trong đền thờ các vị thần sẽ trở nên linh thiêng, có tác dụng cổ vũ lớn và cảnh báo mạnh mẽ hơn. Bài thơ được đọc hùng hồn giữa đêm vắng, âm vang trên dòng sông lịch sử linh thiêng đã khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ Đại Việt, khiến quân thù run sợ mà tan rã. Trong các đền thờ Trương Hống, Trương Hát trên sông Cầu đều có thần tích ghi lại bài thơ này. Tác phẩm Nam quốc sơn hà trở nên linh thiêng và được coi như bài thơ của thần linh đất Việt hiển hiện cùng con cháu đánh giặc, giữ nước.

Advertisements (Quảng cáo)