Đọc dữ kiện đề bài để vẽ hình. - Dựa vào: Tỉ số lượng giác trong tam giác vuông MAO để tính góc ^MOA. Hướng dẫn cách giải/trả lời bài tập 1 trang 97 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạo Bài 3. Góc ở tâm - góc nội tiếp. Cho đường tròn (O; 5 cm) và điểm M sao cho OM = 10 cm. Qua M vẽ hai tiếp tuyến với đường tròn tại A và B...
Cho đường tròn (O; 5 cm) và điểm M sao cho OM = 10 cm. Qua M vẽ hai tiếp tuyến với đường tròn tại A và B. Tính số đo góc ở tâm được tạo bởi hai tia OA và OB.
- Đọc dữ kiện đề bài để vẽ hình.
- Dựa vào: Tỉ số lượng giác trong tam giác vuông MAO để tính góc ^MOA.
- Chứng minh hai tam giác MAO và MBO bằng nhau suy ra ^MOA=^MOB rồi tính ^AOB
Advertisements (Quảng cáo)
Ta có MA, MB là hai tiếp tuyến tại A và B nên MA⊥OA và MB⊥OB
Xét tam giác MAO vuông tại A, ta có:
cos^MOA=AOMO=510=12
Suy ra ^MOA= 60o
Ta có hai tam giác vuông bằng nhau là: ΔMAO=ΔMBO (cạnh huyền- cạnh góc vuông).
Suy ra ^MOA=^MOB= 60o
Mà góc ở tâm được tạo bởi hai tia OA và OB là
^AOB=^MOA+^MOB=60o.2=120o