Trang chủ Lớp 9 SGK Toán 9 - Chân trời sáng tạo Giải mục 1 trang 42, 43 Toán 9 Chân trời sáng tạo...

Giải mục 1 trang 42, 43 Toán 9 Chân trời sáng tạo tập 1: Gọi x (dm) là độ dài cạnh của khối bê tông B. Thay ?...

Hướng dẫn cách giải/trả lời HĐ1, TH1, TH2 mục 1 trang 42, 43 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạo Bài 2. Căn bậc ba. Có hai khối bê tông hình lập phương A và B có thể tích lần lượt là 8 dm3 và 15 dm3 (Hình 1). a) Tính độ dài cạnh của khối bê tông A... Gọi x (dm) là độ dài cạnh của khối bê tông B. Thay ?

Hoạt động1

Trả lời câu hỏi Hoạt động 1 trang 42

Có hai khối bê tông hình lập phương A và B có thể tích lần lượt là 8 dm3 và 15 dm3 (Hình 1).

a) Tính độ dài cạnh của khối bê tông A.

b) Gọi x (dm) là độ dài cạnh của khối bê tông B. Thay ? bằng số thích hợp để có đẳng thức: x3 = ?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Dựa vào công thức thể tích lập phương: V = cạnh.cạnh.cạnh

suy ra cạnh = \(\sqrt[3]{V}\)

- VB = x3

Answer - Lời giải/Đáp án

a) Độ dài cạnh của khối bê tông A là: \(\sqrt[3]{V} = \sqrt[3]{8} = 2\) dm

b) VB = x3 = 15.


Thực hành1

Trả lời câu hỏi Thực hành 1 trang 43

Tìm căn bậc ba của mỗi số sau:

a) -1

b) 64

c) – 0,064

d) \(\frac{1}{{27}}\)

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Advertisements (Quảng cáo)

Dựa vào VD1 trang 42 làm tương tự.

Answer - Lời giải/Đáp án

a) Ta có (-1)3 = 1, suy ra \(\sqrt[3]{{ - 1}}\) = - 1

b) Ta có 43 = 64, suy ra \(\sqrt[3]{{64}} = 4\)

c) Ta có (-0,4)3 = - 0,064, suy ra \(\sqrt[3]{{ - 0,064}} = - 0,4\)

d) Ta có \({\left( {\frac{1}{3}} \right)^3} = \frac{1}{{27}}\), suy ra \(\sqrt[3]{{\frac{1}{{27}}}} = \frac{1}{3}\).


Thực hành2

Trả lời câu hỏi Thực hành 2 trang 43

Tính giá trị của các biểu thức:

a) A = \(\sqrt[3]{{8000}} + \sqrt[3]{{0,125}}\)

b) B = \(\sqrt[3]{{{{12}^3}}} - \sqrt[3]{{{{( - 11)}^3}}}\)

c) C = \({\left( {\sqrt[3]{4}} \right)^3} + {\left( {\sqrt[3]{{ - 5}}} \right)^3}\)

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào phần c VD2 trang 43 làm tương tự.

Answer - Lời giải/Đáp án

a) A = \(\sqrt[3]{{8000}} + \sqrt[3]{{0,125}}\)

\(\begin{array}{l} = \sqrt[3]{{{{(20)}^3}}} + \sqrt[3]{{{{\left( {0,5} \right)}^3}}}\\ = 20 + 0,5\\ = 20,5\end{array}\)

b) B = \(\sqrt[3]{{{{12}^3}}} - \sqrt[3]{{{{( - 11)}^3}}}\)

\(\begin{array}{l}\sqrt[3]{{{{12}^3}}} - \sqrt[3]{{{{( - 11)}^3}}}\\ = 12 - ( - 11)\\ = 23\end{array}\)

c) C = \({\left( {\sqrt[3]{4}} \right)^3} + {\left( {\sqrt[3]{{ - 5}}} \right)^3}\)

\(\begin{array}{l}{\left( {\sqrt[3]{4}} \right)^3} + {\left( {\sqrt[3]{{ - 5}}} \right)^3}\\ = 4 - 5\\ = - 1\end{array}\)