Trang chủ Lớp 9 Vật lý lớp 9 Bài 1 trang 47 sgk Lý 9, Một bếp điện khi hoạt...

Bài 1 trang 47 sgk Lý 9, Một bếp điện khi hoạt động bình thường có điện trở R = 80Ω và cường độ dòng điện...

Bài tập vận dụng định luật Jun – Len-xơ – Bài 1 trang 47 sgk Vật lí 9. Một bếp điện khi hoạt động bình thường có điện trở R = 80Ω và cường độ dòng điện

Advertisements (Quảng cáo)

Bài 1:

Một bếp điện khi hoạt động bình thường có điện trở R = 80Ω và cường độ dòng điện qua bếp khi đó là I = 2,5A.

a) Tính nhiệt lượng mà bếp tỏa ra trong 1s.

b) Dùng bếp điện để đun sôi 1,5l nước có nhiệt độ ban đầu là 25oC thì thời gian đun nước là 20 phút. Coi rằng nhiệt lượng cung cấp để đun sôi nước là có ích, tính hiệu suất của bếp. Cho biết nhiệt dung riêng của nước là c = 4 200J/kg.K.

c) Mỗi ngày sử dụng bếp điện này 3 giờ. Tính tiền điện phải trả cho việc sử dụng bếp điện đó trong 30 ngày, nếu giá 1kW.h là 700 đồng.

GỢI Ý CÁCH GIẢI

a) Tính nhiệt lượng mà bếp tỏa ra trong 1 s:

Q = 500J (khi đó có thể nói công suất tỏa nhiệt của bếp là P = 500W).

b) Tính hiệu suất của bếp:

– Tính nhiệt lượng Q1 cần cung cấp để đun sôi nước.

– Tính nhiệt lượng Q mà bếp tỏa ra.

– Tính hiệu suất H của bếp.

c) Tính tiền điện:

Advertisements (Quảng cáo)

– Tính điện năng A mà bếp tiêu thụ trong 30 ngày theo đơn vị kW.h.

– Tính tiền điện phải trả.

a) Nhiệt lượng mà bếp tỏa ra trong 1s là Q = I2Rt = 2,52.80.1 = 500 J.

(Cũng có thể nói công suất tỏa nhiệt của bếp là P = 500W).

b) Nhiệt lượng mà bếp tỏa ra trong 20 phút là Qtp = Q.20.60 = 600000 J.

Nhiệt lượng cần để đun sôi lượng nước đã cho là 

Qi = cm(t2 – t1) = 4200.1,5.(100-25) = 472500 J

Hiệu suất của bếp là: H = \(\frac{Q_{i}}{Q_{tp}}=\frac{472500}{600000}\) = 78,75 %.

c) Lượng điện năng mà bếp tiêu thụ trong 30 ngày (theo đơn vị kW.h) là:

A = Pt = 500.30.3 = 45000 W.h = 45 kW.h

Tiền điện phải trả là: T = 45.700 = 315000 đồng.