Hoàn thành các sơ đồ phản ứng sau:
Phương pháp: Xem lại lí thuyết tính chất hóa học của Sắt Tại đây
a) (1) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
(2) FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl
(3) Fe(OH)2 + H2SO4 → FeSO4 + 2H2O
(4) FeSO4 + Zn → ZnSO4 + Fe
(5) \(2Fe{\rm{ }} + {\rm{ 3}}C{l_2}{\rm{ }}\buildrel {{t^0}} \over \longrightarrow {\rm{ 2}}FeC{l_3}\)
(6) FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl
(7) \(2Fe{(OH)_3}\buildrel {{t^0}} \over \longrightarrow F{e_2}{O_3} + 3{H_2}O\)
(8) Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O
b) (1) Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
(2) 2FeCl3 + Cu → 2FeCl2 + CuCl2
(3) 2Fe2O3 + 3H2 →4Fe + 6H2O
(4) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Hãy nêu phương pháp để phân biệt ba kim loại: sắt, nhôm, đồng.
Phương pháp:
- Sử dụng nam châm nhận ra sắt
- Sử dụng dd NaOH dư nhận ra nhôm
Advertisements (Quảng cáo)
- Còn lại là đồng
- Đưa nam châm lại gần hỗn hợp, kim loại bị nam châm hút đó là sắt.
- Tiếp tục đem hỗn hợp 2 kim loại còn lại tác dụng với dung dịch NaOH dư. Nhôm tan trong NaOH cho hiện tượng sủi bọt khí H2
2Al + 2NaOH + 2H2O→ 2NaAlO2 +3H2↑
- Kim loại còn lại là kim loại đồng.
Cho các kim loại đồng, sắt, nhôm, bạc. Cho biết kim loại nào?
a) Không tan trong dung dịch axit HCl và H2SO4 loãng.
b) Tác dụng với cả dung dịch axit và dung dịch kiềm.
c) Đẩy được đồng ra khỏi muối đồng.
Phương pháp:
a) Kim loại đứng sau H trong dãy điện hóa không tác dụng với axit HCl và H2SO4 loãng
b) Nhôm có tính lưỡng tính nên nhôm tác dụng được với cả dung dịch axit và dung dịch kiềm.
c) Kim loại đứng trước trong dãy hoạt động hóa học đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dd muối.
a) Kim loại không tan trong dung dịch axit HCl và H2SO4 loãng: Cu, Ag
b) Kim loại tác dụng với cả dung dịch axit và dung dịch kiềm: Al
c) Kim loại đẩy được đồng ra khỏi muối đồng: Fe, Al
();
}
}
});