Câu hỏi/bài tập:
Biểu đồ cột sau đây cho biết cỡ giày của các bạn nam khối 9 trong trường.
Lập bảng tần số và tần số tương đối biểu diễn trên biểu đồ.
- Cách lập bảng tần số:
+ Từ biểu đồ ta tìm được tần số tương ứng với cỡ giày \({x_i}\).
+ Lập bảng tần số có dạng:
Trong bảng tần số, ta chỉ liệt kê các giá trị \({x_i}\) khác nhau, các giá trị \({x_i}\) này có thể không là số.
- Cách lập bảng tần số tương đối: + Tính tần số tương đối ứng với các giá trị trong mẫu dữ liệu: Giá trị \({x_i}\) có tần số \({m_i}\) thì có tần số tương đối là: \({f_i} = \frac{{{m_i}}}{n}.100\left( \% \right)\) với m là tổng tất cả các tần số có trong mẫu số liệu.
+ Lập bảng tần số tương đối có dạng:
Giá trị |
\({x_1}\) |
Advertisements (Quảng cáo) … |
\({x_k}\) |
Tần số tương đối |
\({f_1}\) |
… |
\({f_k}\) |
Tổng số học sinh nam khối 9 là: \(28 + 37 + 30 + 10 + 15 = 120\) (học sinh)
Số học sinh nam đi các cỡ giày 36, 37, 38, 39, 40 tương ứng là 28, 37, 30, 10, 15.
Ta có bảng tần số như sau:
Tỉ lệ học sinh nam đi các cỡ giày 36, 37, 38, 39, 40 tương ứng là: \(\frac{{28}}{{120}}.100\% \approx 23,33\% ;\frac{{37}}{{120}}.100\% \approx 30,83\% ;\frac{{30}}{{120}}.100\% = 25\% ;\frac{{10}}{{120}}.100\% \approx 8,34\% ;\frac{{15}}{{120}}.100\% = 12,5\% \)
Ta có bảng tần số tương đối như sau: