Trang chủ Lớp 4 Toán lớp 4 Bài 1,2,3 Tiết 115 trang 127 sgk Toán 4, Kiến thức cần...

Bài 1,2,3 Tiết 115 trang 127 sgk Toán 4, Kiến thức cần nhớ bài 1 tính Bài 2. Tính (theo mẫu)bài 3 giải Toán...

Kiến thức cần nhớ bài 1 tính Bài 2. Tính (theo mẫu)bài 3 giải toán. Bài 1, bài 2, bài 3 Tiết 115 trang 127 sgk Toán 4 – Phép cộng phân số (tiếp theo)

Advertisements (Quảng cáo)

Kiến thức cần nhớ

Muốn cộng hai phân số khác mẫu số, ta quy đồng mẫu số hai phân số, rồi cộng hai phân số đó.

+ Giải bài tập

Bài 1: Tính

a) \(\frac{2}{3}+\frac{3}{4}\);                    b) \(\frac{9}{4}+\frac{3}{5}\)     

c) \(\frac{2}{5}+\frac{4}{7}\)                    d) \(\frac{3}{5}+ \frac{4}{3}\)

a) \(\frac{2}{3}+\frac{3}{4}\)

+ Quy đồng hai mẫu số: 

\(\frac{2}{3} =\frac{2×4}{3×4}=\frac{8}{12}\);   \(\frac{3}{4} =\frac{3×3}{4×3}=\frac{9}{12}\)

cộng hai phân số: \(\frac{2}{3}+\frac{3}{4}= \frac{8}{12}+\frac{9}{12}=\frac{17}{12}\)

b) \(\frac{9}{4}+\frac{3}{5}\)

Quy đồng mẫu số: \(\frac{9}{4}= \frac{9×5}{4×5}=\frac{45}{20}\);   \(\frac{3}{5}= \frac{3×4}{5×4}=\frac{12}{20}\)

+ Cộng hai phân số : \(\frac{9}{4}+\frac{3}{5}\) = \(\frac{45}{20}+ \frac{12}{20}=\frac{57}{20}\)

c) \(\frac{2}{5}+\frac{4}{7}\)

+ Quy đồng mẫu số: 

\(\frac{2}{5}= \frac{2×7}{5×7}=\frac{14}{35}\) ;      \(\frac{4}{7}= \frac{4×5}{7×5}=\frac{20}{35}\)

+ Cộng hai phân số: \(\frac{2}{5}+\frac{4}{7}\) = \(\frac{14}{35}+ \frac{20}{35}=\frac{34}{35}\)

d) \(\frac{3}{5}+ \frac{4}{3}\)

+ Quy đồng mẫu số : 

\(\frac{3}{5}= \frac{3×3}{5×3}=\frac{9}{15}\);     \(\frac{4}{3}= \frac{4×5}{3×5}=\frac{20}{15}\)

+ Cộng hai phân số: \(\frac{3}{5}+ \frac{4}{3}\) = \(\frac{9}{15}+\frac{20}{15}=\frac{29}{15}\)

Bài 2. Tính (theo mẫu)

Mẫu: \(\frac{13}{21}+\frac{5}{7}=\frac{13}{21}+\frac{5×3}{7×3}=\frac{13}{21}+\frac{15}{21}=\frac{28}{21}\)

a) \(\frac{3}{12}+\frac{1}{4}\)     b) \(\frac{4}{25}+\frac{3}{5}\)      c) \(\frac{26}{81}+\frac{4}{27}\)    d) \(\frac{5}{64}+\frac{7}{8}\)

a) \(\frac{3}{12}+\frac{1}{4}= \frac{3}{12}+ \frac{1×3}{4×3}=\frac{3}{12}+\frac{3}{12}=\frac{6}{12}\)

b) \(\frac{4}{25}+\frac{3}{5}= \frac{4}{25}+\frac{3×5}{5×5}= \frac{4}{25} +\frac{15}{25}= \frac{19}{25}\)

c) \(\frac{26}{81}+\frac{4}{27}= \frac{26}{81}+\frac{4×3}{27×3}= \frac{26}{81}+\frac{12}{81}=\frac{38}{81}\)

d) \(\frac{5}{64}+\frac{7}{8}= \frac{5}{64}+\frac{7×8}{8×8}= \frac{5}{64}+\frac{56}{84}=\frac{61}{84}\)

Bài 3. Một xe ô tô giờ đầu chạy được \(\frac{3}{8}\) quãng đường, giờ thứ hai chạy được \(\frac{2}{7}\) quãng đường. Hỏi sau hai giờ ô tô chạy được bao nhiêu phần của quãng đường?

Sau hai giờ ô tô chạy được:

\(\frac{3}{8}\) + \(\frac{2}{7}\) = \(\frac{21}{56}+\frac{16}{56}=\frac{37}{56}\) (quãng đường)