Trang chủ Lớp 11 Soạn văn 11 (sách cũ) Soạn văn bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát:

Soạn văn bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát:...

Soạn văn lớp 11: Bài ca ngắn đi trên bãi cát.    + Mờ mịt, núi muôn lớp, sóng muôn đợt, một sa mạc cát mênh mông vô tận, bãi cát lại bãi cát, một người đi đến. Bài ca ngắn đi trên bãi cát

Câu 1:

– Những yếu tố tả thực:

   + Hình ảnh bãi cát được nhắc đi nhắc lại (điệp ngữ).

   + Mờ mịt, núi muôn lớp, sóng muôn đợt, một sa mạc cát mênh mông vô tận, bãi cát lại bãi cát, một người đi đến mặt trời lặn vẫn chưa thôi, vừa đi vừa lệ tuôn đầy.

   Hình ảnh bãi cát dài tượng trưng cho con đường đời xa xôi, mờ mịt. Con đường đi tìm lý tưởng cao đẹp của người quân tử vô cùng gian nan và thử thách. Hình ảnh này xuyên suốt bài thơ, hình ảnh gắn với tâm trạng của nhân vật trữ tình. Qua đó cũng thể hiện được nỗi niềm day dứt, đau xót của tác giả đi trên con đường tìm lý tưởng nhưng xã hội bù nhìn không cho ông lối thoát.

Câu 2:

   Nhận thức về con đường danh lợi của Cao Bá Quát được thể hiện qua sáu câu thơ:

Không học được tiên ông phép ngủ,

....

Người say vô số, tỉnh bao người?

   Tâm trạng chán nản của tác giả được thể hiện khá rõ qua sáu câu thơ. Sự chán nản bắt nguồn từ sự tự hành hạ mình vì con đường danh lợi. Nhịp điệu trong câu thơ đã thể hiện sự chán nản đó. Tác giả khái quát con đường danh lợi một cách độc đáo trong bốn câu thơ sau. Danh lợi có tác dụng cám dỗ ghê gớm mà không ai có thể cưỡng lại được. Tác giả biết là con đường danh lợi rất khó khăn "tất cả”, nhưng cũng phải theo vì hơi men của nó. Chính vì vậy, tác giả là một trong những người say hơi men.

Advertisements (Quảng cáo)

   Hình ảnh say men thật đáng để cho người đời suy nghĩ. Đó không chỉ là lời ca thán của tác giả mà con là lời đánh giá đúng bản chất của xã hội đương thời.

   Tầm tư tưởng của tác giả đã thể hiện rất rõ qua bài thơ. Khi nhận thức ra con đường danh lợi khó khăn, tác giả như đặt ra cho mình một chọn lựa: phải thoát ra khỏi con đường danh lợi. Tác giả đã nhận ra tính chất vô nghĩa của con đường khoa cử, của con đường công danh theo lối cũ. Tuy tác giả chưa tìm ra cho mình một con đường nào khác, song cũng cho thấy ông không thể bước mãi trên bãi cát đầy khó khăn và vô vị đó.

Câu 3:

   Tâm trạng của tác giả khi đi trên bãi cát là trạng chán nản, mệt mỏi rã rời. Tầm tư tưởng cao rộng của nhà thơ chính là ở chỗ đã nhận ra tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử, của con đường công danh theo lối cũ. Từ chỗ đi trên cát mà liên tưởng đến chuyện lợi danh, đến chốn quan trường là một sự liên tưởng sáng tạo mà lôgic. Người đi trên cát sa lầy vào trong cát chẳng khác nào công danh, bổng lộc giống như cái bả lôi kéo con người, làm cho con người mê muội. Nhìn thấy con đường danh lợi đầy nhọc nhằn, đầy chông gai, tuy chưa thể tìm ra một con đường đi nào khác, song Cao Bá Quát đã thấy không thể cứ đi trên bãi cát danh lợi đó mãi được.

Câu 4:

   Nhịp điệu của bài thơ rất độc đáo, những câu thơ 5 chữ, 7 chữ, 8 chữ với ngắt nhịp khá linh hoạt. Khi thì là nhịp2/3 mô phỏng bước đi khó nhọc trên bãi cát, khi là 3/5, khi lại 4/3. Những lúc dừng lại suy nghĩ, câu thơ lại kéo dài ra, nhịp thơ cũng biến hóa phù hợp. Từng nhịp điệu của bài thơ chính là tâm trạng khi khó nhọc, khi day dứt, khi đau khổ bước trên con đường của mình.

LUYỆN TẬP

Qua bài thơ "Bài ca ngắn đi trên bãi cát”, anh (chị) hãy thử lí giải vì sao Cao Bá Quát đã khởi nghĩa chống nhà Nguyễn.

   Từ toàn bộ bài thơ thấy toát lên hình ảnh một người trí thức tự nhiệm, trung thực, đầy tinh thần trách nhiệm với đất nước, với cuộc đời mình, luôn băn khoăn, day dứt về con đường đang đi. Một con người đầy bản lĩnh, quyết không chịu say, không chịu "học phép ngủ” để cùng say ngủ với biết bao kẻ dung tục trong đời. Sự băn khoăn trăn trở còn được đẩy lên mức độ căng thẳng với những lời tự tra vấn quyết liệt về lẽ sống, về con đường phải đi thể hiện một nhân cách cao cả, không chịu thỏa hiệp với dục vọng bản thân và với thực trạng xã hội đang tiềm chứa nhiều suy thoái.

   Và ta thấy, ngay từ rất sớm, trong ông đã tiềm chứa ước muốn đổi thay thực trạng xã hội, quyết không chấp nhận thực tại. Khi gặp những hoàn cảnh cụ thể (khi đã chứng kiến hết cảnh thối nát chốn quan trường, thấy rõ hiện trạng xã hội, lại bị dập vùi không thương tiếc), ước muốn đó sẽ chuyển thành hành động phản kháng mãnh liệt. Và đó là một phần nguyên nhân giải thích lí do khiến CBQ đã tham gia cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình phong kiến nhà Nguyễn năm 1854.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Soạn văn 11 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)