Trang chủ Lớp 11 Soạn văn 11 (sách cũ) Soạn văn lớp 11: Chạy giặc:

Soạn văn lớp 11: Chạy giặc:...

Soạn văn lớp 11: Chạy giặc. Câu 1:. Chạy giặc

Câu 1:

a. Cảnh đất nước và nhân dân khi thực dân Pháp đến xâm lược:

- Mở đầu nhà thơ dùng cảnh chợ tan để thông báo một hiện thực tan nát.

- Tiếng súng là sự mở đầu cho cuộc xâm lược của thực dân Pháp.

- "Một bàn cờ thế phút sa tay": nói lên tình cảnh của đất nước ta hiện giờ: rất khó khăn, nguy hiểm, chỉ cần đi sai một bước hậu quả khôn lường

- Nhân dân ta hoảng loạn, tan tác, nơi ở xác xơ tan hoang : "lũ trẻ lơ xơ chạy", "bầy chim dáo dác bay"…

- Sự bị động của nhân dân, của triều đình phong kiến trước sự xâm lược của kẻ thù đã dẫn đến hậu quả là mất nước. Đồng nghĩa với việc mất mát về người, về của là những vết thương không dễ gì lành lại được.

b. Phân tích nét đặc sắc trong ngòi bút tả thực của tác giả:

   Với ngôn ngữ hiện thực, trong trẻo hai câu thực (câu 3, 4) của bài thơ là một bức tranh cụ thể sinh động thể hiện lại tình cảm tan tác bi thương của nhân dân khi ấy. Sự xuất hiện của giặc thù quá đột ngột, sự chống chọi của quân ta lại thất bại quá nhanh chóng khiến cảnh dắt dìu gồng gánh nhay chạy loạn càng thật đau lòng. Đang sống hạnh phúc êm ấm bên những người thân, bất chợt giặc thù từ đâu ập đến bắt giết, mọi gia đình đều chưa chuẩn bị gì, chỉ biết hốt hoảng dắt nhau trốn chạy. Nhà thơ đặc tả cảnh tượng ấy bằng hai chữ hình ảnh lũ trẻ lơ xơ chạybầy chim dáo dác bay. Lối đảo ngữ lơ xơ, dáo dác lên trước trong trường hợp này làm nổi bật lên trước mắt người đọc dáng vẻ xơ xác, tan tác của lũ trẻ và bầy chim nhưng cũng khắc họa được tâm trạng hoang mang và ngơ ngác của chúng.

   Hai câu tiếp theo, ông tiếp tục vẽ lên một bức tranh toàn cảnh quê hương bị giặc thù đang tâm tàn phá trong một không gian thật là xa rộng:

"Bến Nghé của tiền tan bọt nước

Advertisements (Quảng cáo)

Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây".

   Tuy Bến Nghé, Đồng Nai chỉ là một bến nước, một dòng sông ở Gia Định nhưng đó cũng chính là toàn cảnh của quê hương ta khi quân Pháp đặt gót giày xâm lược đến. Cả một mảnh non sông gấm vóc đang yên ổn tốt tươi trong phút chốc đã bị kẻ thù đang tâm tàn phá thành ra tro bụi. Tiền tài, sản vật của nhân dân bị chúng thả sức cướp bóc. Nhà của làng quê bị đốt phá, lửa khói dấy lên ngút trời. Nỗi xót đau thương thật lay động cả trăng sao.

Câu 2: Trong hoàn cảnh đó, tâm trạng, tình cảm của tác giả như thế nào?

   Từng câu, từng chữ trong mỗi câu thơ là một tiếng kêu đau đớn, xót xa xuất phát từ trái tim nồng nàn yêu quê hương, đất nước, đỏ rực ngọn lửa căm thù trước tội ác trời không dung đất không tha của giặc. Nhà thơ không những đau xót vì cảnh quốc phá gia vong, nhân dân tan tác, đau thương, lơ xơ, dáo dác mà ông còn thất vọng và bất bình biết mấy trước tình cảnh quê hương ngập tràn bóng giặc mà quân của triều đình thì bặt tăm khuất dạng bỏ mặc nhân dân phải chịu thống khổ điêu linh.

Câu 3: Phân tích thái độ của nhà thơ trong hai câu thơ kết:

"Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng

Nỡ để dân đen mắc họa này"

   Nguyễn Đình Chiểu đặt ra câu hỏi, không phải hỏi chung chung mà là hỏi rất cụ thể. "Trang” chỉ người đáng kính trọng. "Trang dẹp loạn” là người có chức trách trước tình cảnh của nước, của dân. Nhà thơ đề cao họ trong mấy từ này. Song câu kết "Nỡ để dân đen mắc nạn này” lại hạ thấp họ. Sự thờ ơ, vô trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn, của vua, quan chức sắc, của tư tưởng bạc nhước, của hành động hèn nhát có thấy gì không? Câu hỏi như một cái tát không kìm nén của một người yêu nước vào mặt những con người ấy. Đồng thời nhà thơ cũng không giấu nổi xót xa. Tất cả những điều đó đều nói lên lòng yêu nước, thương dân của Nguyễn Đình Chiểu.

 

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Soạn văn 11 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)