Trang chủ Lớp 11 Soạn văn 11 (sách cũ) Soạn văn bài Hai đứa trẻ: Thời gian và không gian cảnh...

Soạn văn bài Hai đứa trẻ: Thời gian và không gian cảnh chiều nơi phố huyện:...

Soạn văn lớp 11: Hai đứa trẻ. - Những trang viết vừa đậm đà yếu tố hiện thực, vừa phảng phất chất lãng mạn, thơ ca.. Hai đứa trẻ

Bố cục: gồm 2 phần

- Phần 1 (từ đầu đến "cho chúng"): Cảnh chiều tàn và tâm trạng của Liên.

- Phần 2 (Còn lại): Cảnh đêm tối và tâm trạng đợi tàu của chị em Liên.

Câu 1: Thời gian và không gian cảnh chiều nơi phố huyện:

- Không gian trong tác phẩm là khung cảnh nơi một phố huyện nghèo trước Cách mạng tháng Tám với những chi tiết thơ mộng, chứa chan tình cảm (một buổi chiều êm ả như ru). Đây là một không gian thực. Ngoài ra, trong truyện còn đề cập đến không gian hồi tưởng của chị em Liên – đó là không gian cuộc sống gia đình Liên và An còn ở Hà Nội; và không gian mở tưởng – nơi Hà Nội xa xăm, tấp nập, sáng rực, huyên náo và hạnh phúc.

- Thời gian là một biểu chiều tàn, có tiếng trống thu không, ếch nhái kêu ran ngoài đồng; ở chợ mọi người đang chuẩn bị ra về sau buổi buôn bán. Tiếp theo đó là bóng tối của màn đêm bao phủ "một đêm tối tịch mịch".

- Cảnh vật xơ xác, vương vãi trên đất những thức rác rưởi, vỏ thị, vỏ bưởi, lá nhãn… lũ trẻ thì tranh nhau nhặt nhạnh, bòn mót.

Câu 2: Cuộc sống và hình ảnh của những người dân sống nơi phố huyện.

– Cuộc sống của phố huyện vào buổi chiều thật tẻ nhạt, khi đã vãn chợ lúc này chỉ còn rác và hình ảnh hai chị em Liên và An, những hình ảnh đèn thắp sáng nhỏ trong quán của Liên thấp thoáng hiện lên.

– Cuộc sống nghèo đói ở nơi đây đã thấy những không gian tẻ nhạt, hai chị em vẫn đang leo lắt trong cái quán nhỏ của mình, mọi người thì đã ra về hết rồi.

– Cuộc sống ở phố huyện thật buồn khi không gian yên tĩnh trầm lặng nó đưa con người tới một cảm giác cô đơn và tuyệt vọng, mọi người mong có cái gì đó mới lạ sẽ diễn ra.

– Lúc này con người xuất hiện chỉ là điểm tô thêm cho cuộc sống ở nơi đây, những người còn lại duy nhất lúc này là những người đang bươn trải kiếm sống những người bán hàng về muộn, họ đang thu xếp hàng hóa và tranh thủ nói với nhau dăm ba câu chuyện để tiếp tục những câu truyện đang dở.

– Hình ảnh những đứa trẻ em nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom đi tìm tòi nhặt nhạnh, còn những hình ảnh của những người ngày cắm mặt với đất bán lưng cho trời.

– Cuộc sống của họ nghèo khổ họ vẫn bươn trải và kiếm từng đồng để có tiền bươn trải lo cho cuộc sống của mình.

– Một trong những sự nghèo khó đó đã làm cho họ chỉ biết đến lao động mà không biết đến chơi hoặc thưởng thức sự sống.

– Hình ảnh bà cụ Thi điên hay hình ảnh vợ chồng bác xẩm hiện lên sắc nét trong bài văn.

-> Tác giả đã vẽ ra một bức tranh có cuộc sống và hình ảnh con người hiện lên thật sinh động đây là những con người đang phải bươn trải và lo cho cuộc sống của mình.

Câu 3: Phân tích tâm trạng của hai chị em Liên và An trước khung cảnh và bức tranh đời sống nơi phố huyện:

Advertisements (Quảng cáo)

- Ngồi trước cửa hàng, chị em Liên cảm nhận về buổi chiều quê bằng những cảm giác rất riêng, vừa buồn, vừa gắn bó. Có lẽ chính bởi thế mà Liên mới cảm thấy cái "mùi ẩm mốc bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn với mùi cát bụi quen thuộc "là” cái mùi riêng của đất, của quê hương này". Hòa hợp, gần gũi với thiên nhiên và dường như có cả sự giao cảm, hòa hợp với thiên nhiên phố huyện "tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu".

- An và Liên lặng lẽ quan sát những gì đang diễn ra ở phố huyện với cảm giác buồn mênh mang. Chúng xót xa, cảm thông chia sẻ với những kiếp người nhỏ nhoi, sống lay lắt trong bóng tối cơ cực, đói nghèo mà kì thực chính cuộc sống của chúng cũng buồn tẻ và vô vị như thế. Liên và An chắc cũng mơ màng nhận ra điều ấy, phải chăng chính vì thế mà đêm nào hai chị em cũng cố thức để đợi chuyến tàu muộn của đêm.

Câu 4: Hình ảnh đoàn tàu và ý nghĩa của nó:

- Đoàn tàu trong truyện là một hình ảnh đặc sắc, thể hiện một chút niềm tin, hy vọng tươi sáng cho cuộc sống của người dân nơi phố chợ. Đoàn tàu được miêu tả với những hình ảnh chân thật, khi tàu đi qua cảnh phố huyện như tươi sáng hơn, nhộn nhịp hơn. Đối với chị em Liên, đêm này cũng vậy, dù buồn ngủ đến đâu cũng cố thức đợi chuyến tàu qua. Chuyến tàu mang đến cho họ một ước vọng mơ hồ về "một Hà Nội sáng rực và huyên náo", chuyến tàu gợi cho họ những kí ức của tháng ngày êm đềm hạnh phúc trước đây – xem đó như là một niềm an ủi trong cuộc sống tù túng hiện tại.

- Và để rồi khi chuyến tàu qua, họ trở lại với cuộc sống thực tại nghèo khó, vô vị - cuộc sống mà "món phở của bác Siêu trở thành một món quà xa xị không bao giờ mua được". Để rồi tối hôm sau, họ lại chờ đợi đoàn tàu cũng giống như chờ đợi một ước mơ – một ước mơ kéo dài, chập chờn chưa định hình hẳn.

Câu 5: Nghệ thuật miêu tả và giọng văn của Thạch Lam

– Đây là một truyện ngắn miêu tả rất tinh tế sự biến đổi của cảnh vật và diễn biến tâm trạng của nhân vật (nhất là nhân vật Liên). Cách miêu tả này góp phần quan trọng vào việc tạo nên không khí cho tác phẩm.

– Giọng văn nhẹ nhàng, điềm tĩnh, khách quan; lời văn bình bị nhưng luôn ẩn hiện một tình cảm xót thương đối với những con người nghèo khổ, phải sống quanh quẩn, lam lũ, tối tăm. Giọng văn góp phần tích cực vào việc tạo nên một truyện ngắn giàu sắc thái trữ tình và đậm chất thơ.

Câu 6:

   Qua truyện ngắn tác giả muốn để lại niềm xót thương với những cảnh đời nghèo khổ, quanh quẩn một cuộc sống cơ cực ở nơi phố huyện nghèo trước cách mạng tháng Tám. Đồng thời, ông cũng biểu hiện niềm ao ước về một cuộc sống sẽ thay đổi cho nơi đây.

LUYỆN TẬP

Câu 1: Truyện ngắn Hai đứa trẻ có nhiều nhân vật ấn tượng và chi tiết gợi ấn tượng sâu sắc. Có thể chọn:

- Một trong các nhân vật: chị Tí, Liên, An, bác Siêu, bà cụ Thi, …

- Một trong các chi tiết: đoàn tàu, bóng tối, và ánh sáng, âm thanh, hình ảnh Hà Nội xa xăm trong tưởng tượng của Liên.

Câu 2: Nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Thạch Lam thể hiện qua truyện ngắn Hai đứa trẻ:

- Những trang viết vừa đậm đà yếu tố hiện thực, vừa phảng phất chất lãng mạn, thơ ca.

- Tiêu biểu cho loại truyện tâm tình của Thạch Lam (cái tình người chân chất, nhẹ nhàng, thấm sâu khắp truyện, tập trung tới thế giới nội tâm nhân vật, lối kể chuyện thủ thỉ như tâm sự với người đọc).

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Soạn văn 11 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)