Câu 1: Các em hãy lập bảng thống kê tác phẩm đã học ở học kì II, Ngữ văn lớp 11 theo hai thể loại: thơ ca và nghị luận.
- Văn học Việt Nam:
Nhan đề |
Tác giả |
Tập thơ |
Lưu biệt khi xuất dương |
Phan Bội Châu |
|
Hầu trời |
Tản Đà |
Còn chơi |
Vội vàng |
Xuân Diệu |
Thơ thơ |
Tràng giang |
Huy Cận |
Lửa thiêng |
Đây thôn Vĩ Dạ |
Hàn Mặc Tử |
Thơ điên (Đau thương) |
Chiều tối |
Hồ Chí Minh |
Nhật kí trong tù |
Từ ấy |
Tố Hữu |
Từ ấy |
Tương tư |
Nguyễn Bính |
Lỡ bước sang ngang |
Chiều xuân |
Anh Thơ |
Bức tranh quê |
- Văn học nước ngoài:
Nhan đề |
Tác giả |
Thể loại |
Tôi yêu em |
A.X. Pu-skin |
Thơ |
Bài thơ số 28 |
R. Ta-go |
Thơ |
Người trong bao |
A.P. Sê-khốp |
Truyện ngắn |
Người cầm quyền khôi phục uy quyền |
V. Huy-gô |
Tiểu thuyết |
Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác |
P. Ăng-ghen |
Nghị luận |
Câu 2: So sánh sự khác nhau cơ bản giữa thơ ca và văn nghị luận
Thể loại Tiêu chí so sánh |
Thơ ca |
Văn nghị luận |
Kiểu tư duy |
Advertisements (Quảng cáo) Tư duy nghệ thuật |
Tư duy logic |
Tác động đến người đọc |
Tác động đến tình cảm, cảm xúc thẩm mĩ của người đọc. |
Tác động đến nhận thức của người đọc. |
Sức hấp dẫn |
Hình tượng sinh động |
Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, luận cứ xác đáng. |
ÔN TẬP CHUNG
Câu 1: Thơ mới khác với thơ trung đại về cả nội dung và hình thức:
- Về nội dung: Thơ trung đại chủ yếu bày tỏ nỗi lòng, chí khí đối với vua, với nước (Thi dĩ ngôn chí), nặng tính chất giáo huấn. Thơ mới chủ yếu thể hiện "cái tôi” cá nhân trước con người và thế giới: một cái tôi thiết tha, say đắm trước thiên nhiên và con người nhưng có lúc không tránh được nỗi buồn cô đơn, bơ vơ giữa cuộc đời và không gian vô tận.
- Về hình thức: Thơ trung đại mang tính quy phạm, thể thơ gò bó vào niêm luật, hình ảnh mang nặng tính ước lệ, công thức.
Thơ mới thoát khỏi cách diễn đạt theo quy tắc cứng nhắc, thể thơ tự do (số tiếng, số dòng, vần, nhịp...) ngôn ngữ thơ cần với lời nói cá nhân, hình ảnh sinh động gân với đời sống.
Câu 2: Bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu và bài Hầu trời của Tản Đà.
- Nội dung cơ bản và đặc điểm nghệ thuật chủ yếu của từng bài các em xem lại ở các bài đọc văn.
Mời các bạn xem lại hai bài soạn Hầu trời (Tản Đà) và Lưu biệt khi xuất dương (Phan Bội Châu).
- Tính chất giao thời (giữa văn học trung đại và hiện đại) thể hiện qua hai bài thơ trên.
+ Bài Xuất dương lưu biệt: Về thi pháp cơ bản vẫn thuộc phạm trù văn học trung đại (thể thơ Đường luật, hình ảnh ước lệ...). Nét mới ở bài thơ là chất lãng mạn hào hùng toát ra từ nhiệt huyết cách mạng sôi nổi của nhà cách mạng Phan Bội Châu.
+ Bài Hầu trời: Hình thức vẫn theo lối thơ cổ, cách dùng từ, hình ảnh, cách diễn đạt vẫn mang dấu ấn văn học trung đại nhưng sự cách tân tương đối rõ: thể thơ trường thiên khá tự do; đặc biệt là bài thơ đã thể hiện một "cái tôi” cá nhân phóng túng, ý thức được tài năng và khát khao khẳng định mình giữa cuộc đời.
Câu 3: Quá trình hiện đại hóa của thơ ca thời kì đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 được thể hiện khá rõ qua các bài thơ như Xuất dương lưu biệt của Phan Bội Châu, Hầu trời của Tản Đà, Vội vàng của Xuân Diệu.
- Giai đoạn thứ nhất (từ đầu TK XX đến khoảng năm 1920), thành tựu chủ yếu của văn học là thơ của các chiến sĩ cách mạng, tiêu biểu là Phan Bội Châu. Trong sáng tác của Phan Bội Châu cũng như nhiều cây bút Hán học yêu nước và cách mạng khác, nội dung tư tưởng đã khác với thơ ca thế kỉ XIX, nhưng về nghệ thuật vẫn thuộc phạm trù văn học trung đại, các ông vẫn viết theo thi pháp của thơ trung đại. Điều này thể hiện rõ nhất trong Xuất dương lưu biệt của Phan Bội Châu.
- Giai đoạn thứ hai (từ 1920 đến 1930), công cuộc hiện đại hóa văn học đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Văn học giai đoạn này đã đổi mới, có tính hiện đại, nhưng những yếu tố của thi pháp văn học trung đại vẫn tồn tại khá phổ biến, nhất là trong sáng tác thơ. Bài Hầu trời của Tản Đà thể hiện rõ tính chất trên.
- Giai đoạn thứ 3 (từ khoảng 1930 đến 1945), nền văn học nước nhà đã hoàn tất quá trình hiện đại hóa với nhiều cuộc cách tân sâu sắc trên mọi thể loại. Phong trào Thơ mới được xem là "một cuộc cách mạng thơ ca” (Hoài Thanh). Bài Vội vàng của Xuân Diệu, Tràng Giang của Huy Cận, Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, Tương tư của Nguyễn Bính, ... là những bài thơ rất tiêu biểu, thể hiện rất rõ những đặc trưng của Thơ mới.
Câu 4: Nêu nội dung tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: Vội vàng của Xuân Diệu, Tràng Giang của Huy Cận, Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, Tương tư của Nguyễn Bính...
a. Đặc sắc nghệ thuật bài Vội Vàng:
- Bài thơ thể hiện rất rõ ý thức cá nhân của "cái tôi” Thơ mới, vừa mang đậm bản sắc riêng của hồn thơ Xuân Diệu, Vội vàng là lời giục giã hãy sống hết mình, hãy quý trọng từng giây, từng phút của đời mình, nhất là những tháng năm tuổi trẻ của một tâm hồn thơ yêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt.
- Vội vàng là một bài thơ rất Xuân Diệu. Xuân Diệu ở trái tim sôi sục, ở cặp mắt xanh non háo hức, ở sự khẳng định cái Tôi, trong quan hệ gắn bó với đời, ở nhịp thơ hăm hở, cuống quýt, ở hình ảnh rất tạo bạo đầy rẫy cảm giác và có tính sắc dục, ở cú pháp rất Tây và lối qua hàng hết sức thoải mái ...
b. Đặc sắc nghệ thuật bài Tràng Giang:
Mời bạn xem lại câu 5 bài Tràng Giang
c. Đặc sắc nghệ thuật bài Đây thôn Vĩ Dạ:
Mời bạn xem lại câu 4 và phần ghi nhớ SGK của bài Đây thôn Vĩ Dạ
d. Đặc sắc nghệ thuật bài Tương Tư:
- Bài thơ thể hiện nỗi nhớ thương đơn phương da diết của một tình nhân. Từ đó, bài thơ gợi sự đáng yêu, đáng quý của tình yêu, đồng thời cũng ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn con người.
- Thơ Nguyễn Bính có một điệu riêng. Bài thơ này cũng vậy. Bằng lối ví von mộc mạc mà duyên dáng mang phong vị dân gian, thơ Nguyễn Bình đã đem đến cho người đọc những hình ảnh thân thương của quê hương đất nước và một tình người đằm thắm, thiết tha.
e. Chiều xuân của Anh Thơ:
Mời bạn xem lại câu 2, câu 3 bài Chiều xuân.
Câu 5: Tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của các bài Chiều tối, Lai tân của Hồ Chí Minh, Từ ấy, Nhớ đồng của Tố Hữu.
- Bài Chiều tối của Hồ Chí Minh:
+ Qua bức tranh Chiều tối ở vùng rừng núi nơi Bác bị giải đi qua ta cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn cua nhà thơ - chiến sĩ. Đó là lòng yêu mến thiên nhiên, yêu cuộc sống bình dị khỏe khoắn của người lao động, phong thái ung dung nghị lực kiên cường cùng vượt lên hoàn cảnh.
+ Nghệ thuật đặc sắc: kết hợp hài hòa màu sắc cổ điện với tinh thần hiện đại; ngôn ngữ hàm súc.
- Bài Lai tân của Hồ Chí Minh:
+ Bài thơ vạch trần thực trạng thối nát của xã hội Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch.
+ Nghệ thuật đặc sắc: Thể hiện ở kết cấu bài thơ. Ba câu đầu nghiêng về kể, điểm nút là câu thứ tư. Sự nghịch lí được tạo bởi mối quan hệ giữa ba câu đầu với ý nghĩa câu cuối làm nổi bật ý châm biếm, mỉa mai.
- Bài Từ ấy của Tố Hữu:
+ Bài thơ thể hiện niềm vui sướng, hạnh phúc, say mê của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cách mạng, ý thức tự nguyện gắn bó, đấu tranh vì những người lao độn nghèo khổ.
+ Nét nghệ thuật đặc sắc: bài thơ giàu nhạc điệu, biện pháp tu từ gợi cảm, hình ảnh tươi sáng, rực rỡ.
- Bài Nhớ đồng của Tố Hữu:
+ Bài thơ thể hiện niềm yêu quý thiết tha và nỗi nhớ da diết của nhà thơ đối với quê hương, đồng bào, niềm say mê lí tưởng, khát khao tự do, khát khao hành động của nhà thơ.
+ Nét nghệ thuật đặc sắc: Thủ pháp điệu được sử dụng linh hoạt, hình ảnh gợi cảm, giọng nói thiết tha.
Câu 6:
Cái đẹp, cái hay, sức hấp dẫn của bài thơ Tôi yêu em của Pu-skin: Lời bộc bạch tình yêu đơn phương nhưng thiết tha, mãnh liệt, đặc biệt là quan niệm tình yêu cao thượng, giàu vị tha, nhân hậu - sự chân thành thể hiện ở ngôn ngữ thơ giản dị, ít dùng từ.
Câu 7: Phân tích hình tượng nhân vật Bê-li-cốp trong truyện ngắn Người trong bao của Sê-khốp.
Mời bạn xem lại bài soạn Người trong bao
Câu 8: Phân tích hình tượng nhân vật Giăng Van-giăng trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền của Huy-gô.
Mời bạn xem lại bài soạn Người cầm quyền khôi phục uy quyền