Câu 1: Đọc đoạn văn của Nguyễn Tuân trong bài tập 1 SGK, cho biết: điều gì đã tạo nên cái hay và độc đáo cho đoạn văn?
Đoạn văn của Nguyễn Tuân hay và độc đáo nhờ các yếu tố:
- Lựa chọn được các chi tiết, hình ảnh đặc sắc, thể hiện được linh hồn của tạo vật.
- Có những liên tưởng so sánh, nhận xét độc đáo.
- Có vốn ngôn ngữ giàu có, miêu tả cảnh vật một cách sống động, sắc sảo.
- Thể hiện rõ thái độ, tình cảm của người tả đối với đối tượng được tả.
Câu 2: Nếu tả cảnh một đầm sen đang mùa hoa nở, em sẽ lập dàn ý cho bài văn ấy như thế nào?
1. Mở bài: Giới thiệu đầm sen đang mùa hoa nở ở quê em.
2. Thân bài: Đi vào tả chi tiết:
- Cảnh sắc chung của đầm sen.
- Lá sen toả rộng, xanh rờn.
- Những nụ sen đua nhau nở, khoe bộ cánh phớt hồng tươi tắn dưới nắng mai.
- Hương sen thơm ngào ngạt bay toả khắp không gian.
- Đài sen, nhị sen mũm mĩm rung rinh trong gió ...
1. Kết bài: Đứng trước đầm sen nở, tâm hồn con người trở nên thanh thoát, một cảm giác nhẹ nhàng ùa đến bên con người thật dẻ chịu biết bao.
Câu 3: Nếu miêu tả một em bé ngây thơ, bụ bẫm đang tập đi, tập nói thì em sẽ lựa chọn những hình ảnh và chi tiết tiêu biểu, đặc sắc nào? Em sẽ miêu tả theo thứ tự nào?
Tả em bé có thể chú ý các hình ảnh sau:
- Dáng bụ bẫm, vẻ ngây thơ, ngộ nghĩnh.
Advertisements (Quảng cáo)
- Đang tập đi lẫm chẫm ...
- Nói bi bô, ngọng líu nhưng vẫn ríu rít cả ngày ...
Câu 4: Đọc lại Bài học đường đời đầu tiên của Tô Hoài và Buổi học cuối cùng của A. Đô-đê, sau đó hãy tìm ở mõi bài một đoạn văn miêu tả và một đoạn văn tự sự. Căn cứ vào đâu mà em nhận ra điều đó? Chỉ ra một vài liên tưởng, ví von so sánh mà em cho là độc đáo và thú vị của hai tác giả trong hai bài văn trên.
1. Bài học dường đời đầu tiên:
* Đoạn văn miêu tả:
Cái chàng DếChoắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn cùn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gì-lê. Đôi càng bè bè, nặng nề, trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt cố một mẩu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ.
* Đoạn văn tự sự:
Dế Choắt trả lời tôi bằng một giọng rất buồn rầu:
- Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng không khôn được. Đụng đến việc là em thỏ rồi, không còn hơi sức đâu mà đào bới nữa. Lắm khi em cũng nghĩ nỗi nhà của thế này là nguy hiểm, nhưng em nghèo sức quá, em đã nghĩ ròng rã hàng máy tháng cũng không biết làm như thế nào. Hay bây giờ em nghĩ thế này ... Song anh cho phép em mới dám nói.
2. Buổi học cuối cùng
* Đoạn văn miêu tả:
Thầy Ha- men đã chuẩn bị cho ngày hôm đó những tờ mẩu mới tinh, trên có xiết bằng chữ rông thật đẹp: Pháp, An- dát, Pháp, An - dát. Những tờ mẫu bay trưàc bàn học trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới khắp xung quanh lớp. Ai nấy chăm chú hết sức và cứ im phăng phắc! Chỉ nghe thấy tiêhg sột soạt trên giấy.
Đoạn văn tự sự:
Rồi thấy cầm một quyển ngữ pháp và đọc bài học cho cliúng tôi. Tôi kinh ngạc thấy sao mình hiểu đến thế. Tất cả những điều thúy nói, tôi thấy thật dễ dàng, dễ dàng. Tôi cũng chưa cho là mình chăm chú đến thế, và cả thầy giáo nữa, chưa bao giờ thầy kiên nhổn giáng giải đến thể.
* Căn cứ nhận diện đoạn văn miêu tả và đoạn văn tự sự:
- Đoạn văn miêu tả: có hình ảnh, chi tiết miêu tả cụ thể, sinh động, liên tưởng, ví von, so sánh, chẳng hạn:
Chàng Dếchoắt, người gầy gò và dài lêu nghêu nliư một gã nghiện thuốc phiện. (Hình dáng yếu đuối, tội nghiệp của Dế Choắt).
Đoạn văn tự sự tập trung kể người, kể việc.