Bài tập
1. Bài tập 1, trang 107, SGK.
2. Bài tập 2, trang 107, SGK.
3. Bài tập 3, trang 108, SGK.
4. Bài tập 4, trang 108, SGK.
5. Bài tập 5, trang 108, SGK.
6. Bài tập 3, trang 98, SGK.
Gợi ý làm bài
1. Hai câu này thiếu quan hệ từ. Hãy tìm xem ở vị trí nào thiếu quan hệ từ và thêm vào đó một quan hệ từ thích hợp.
Gợi ý : Câu đầu thiếu quan hệ từ chỉ nơi chốn.
Advertisements (Quảng cáo)
Câu thứ hai thiếu quan hệ từ chỉ mục đích.
2. Trước hết, cần đứng về mặt quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phận được liên kết để thấy chỗ sai trong việc sử dụng các quan hệ từ với, tuy, bằng trong các câu đã cho. Cũng trên cơ sở phân tích quan hệ ý nghĩa để thay các quan hệ từ này bằng những quan hệ từ thích hợp.
Ví dụ : Câu thứ hai, thay tuy bằng dù.
3. Mấy câu đã cho không hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp. Vận dụng kiến thức đã học về các loại lỗi sử dụng quan hệ từ (thừa hay thiếu quan hệ từ) để chữa lại ba câu này.
4. Các quan hệ từ in đậm trong những câu đã cho có trường hợp được dùng đúng, có trường hợp dùng sai. Trường hợp dùng sai là trường hợp dùng thừa, dùng không đúng chỗ hoặc dùng không đúng sắc thái ý nghĩa của quan hệ từ.
Mẫu thể hiện kết quả giải bài tập : c) để (+), cho (-).
(Dấu (+) : dùng đúng. Dấu (-) : dùng sai)
5. Nếu bạn dùng sai quan hệ từ, em nên phân tích cho bạn rõ tại sao lại sai và nên chữa lại như thế nào.
6. Câu sai ở đây là những câu lẽ ra phải dùng quan hệ từ cho rõ nghĩa nhưng không dùng. Tất nhiên, trong số các câu đã cho cũng có câu không dùng quan hệ từ nhưng vẫn rõ nghĩa và đó không phải là câu sai.