Trang chủ Lớp 7 SBT Ngữ văn lớp 7 Liên kết trong văn bản SBT Văn 7 tập 1: trang 10,...

Liên kết trong văn bản SBT Văn 7 tập 1: trang 10, 11 Hãy so sánh với văn bản Mẹ tôi và cho biết...

 Soạn bài Liên kết trong văn bản SBT Ngữ Văn 7 tập 1. Giải câu 1, 2, 3, 4, 5 trang 10, 11 SBT Ngữ Văn 7 tập 1. Hãy so sánh với văn bản Mẹ tôi và cho biết, bản tóm tắt có những lỗi nào khiến cho nó lủng củng và khó hiểu..

Advertisements (Quảng cáo)

1. Bài tập 1, trang 18, SGK.

Phần Ghi nhớ trong SGK đã nêu rõ, “để văn bản có tính liên kết” thì :

– Nội dung của các câu (đoạn) phải thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau.

– Các câu (đoạn) phải được nối với nhau bằng những từ (câu) thích hợp.

Dựa vào đó, có thể dễ dàng tìm ra : thứ tự hợp lí của các câu được dẫn trong bài tập phải là (l)-(4)-(2)-(5)-(3).

2. Bài tập 2, trang 19, SGK.

Cần xét xem :

– Vì sao SGK gợi ý : Về hình thức, các câu văn này có vẻ rất “liên kết” (câu sau có các từ nhắc lại những từ ngừ đã dùng trong câu,trước, hoặc có các từ dùng để nối với câu trước).

– Nhưng nội dung của các câu đó có gắn bó chặt chẽ, để tập trung làm rõ một ý nghĩa thông nhất trong toàn đoạn văn không ? Hay nói theo cách của nhà văn Nguyễn Công Hoan được dẫn trong phần Đọc thêm ở trang 20 của SGK, có cái “dây tư tưởng” nào nối liền ý của các câu văn đó hay không ?

3. Bài tập 5, trang 19, SGK.

Dễ thấy rằng, để có một văn bản, ta cần phải :

a) Có những câu (đoạn) thích hợp, tựa như anh trai cày trong truvện Cây tre trăm đốt, để có cây tre thì trước nhất, phải có những đốt tre (mà phải đúng là đốt của cây tre, có thể làm thành cây tre, chứ không thể là của một loài cây nào khác).

Advertisements (Quảng cáo)

b) Nhưng chỉ thế thôi chưa đủ. Trong truyện cổ, anh trai cày sẽ không thể có cây tre, nếu không được Bụt dạy cách hô “khắc nhập” để nối các đốt tre. Việc làm văn cũng thế. Người tạo lập văn bản phải biết cách làm cho các câu (đoạn) văn của mình nối liền với nhau, gắn chặt vào nhau, để trở thành một khối ý nghĩa thống nhất, rõ ràng, chặt chẽ, khiến người đọc (nghe) dễ dàng tiếp nhận về mặt đó, có thể thấy, việc nắm được phép liên kết văn bản cũng có tầm quan trọng tương tự như việc biết được phép màu làm cho các đốt tre rời rạc trở nên một cây tre thật sự tốt tươi.

4. Em hãy đọc lại những câu văn “ngắn đến cộc lốc” ghi ở phần Đọc thêm (trang 19-20, SGK) và cho biết : Vì sao nhiều người thời ấy có thể đùa rằng “đến người viết những câu này cũng không hiểu mình nói gì nữa là người đọc” ?

“Đến người viết những câu này cũng không hiểu mình nói gì nữa là người đọc” là một cách nói để chứng tỏ mấy “câu văn cộc lốc” ấy là vô cùng tối tăm, khó hiểu. Bởi theo nhà văn Nguyễn Công Hoan, các câu đó :

– Thiếu một sợi dây tư tưởng để chúng có thể mang một nội dung ý nghĩa thống nhất. Nói cách khác, các câu đó không có sự liên kết về mặt nội dung.

– Là các câu “cóc nhảy”, tức là đứt quãng, không liền mạch, không kết dính được với nhau. Giữa các câu đó không có cả sự liên kết về hình thức.

5. Một bạn đã kể tóm tắt văn bản Mẹ tôi (Bài 1 – SGK) như sau :

Em ấy đã có những lời nói thiếu lễ độ với mẹ mình. Người bố đã gửi cho con một bức thư. Tác giả Ét-môn-đô đơ A-mi-xi đã cho ta thấy hình ảnh một người phụ nữ sẵn sàng hi sinh hết thảy vì hạnh phúc của con mình. Bố của En-ri-cô rất giận En-ri-cô vì em đã dám xúc phạm một con người cao quý, một người rất thương yêu em. En-ri-cô bị buộc phải xin lỗi mẹ và hứa sẽ không bao giờ được làm như thế nữa.

Hãy so sánh với văn bản Mẹ tôi và cho biết, bản tóm tắt có những lỗi nào khiến cho nó lủng củng và khó hiểu.

Lời tóm tắt trên không sai nội dung văn bản Mẹ tôi trong SGK nhưng rất lủng củng, khó hiểu. Nguyên nhân chủ yếu là vì không có các từ ngữ thích đáng để liên kết các câu văn lại với nhau.

Có thể thay đổi.một số từ ngữ trong bản tóm tắt đó để cho các câu văn liên kết được và bản tóm tắt trở nên hiểu được. Có thể tham khảo bản tóm tắt sau :

Cậu bé En-ri-cô đã có những lời nói thiếu lễ độ với mẹ mình. Vì thế, bô’của En-ri-cô đã gửi cho em một bức thư. Bức thư của ông đã làm hiện lên hình ảnh người mẹ của En-ri-cô, một người phụ nữ sẵn sàng hi sinh hết thảy vì hạnh phúc của con mình. Bố của En-ri-cô rất giận En-ri-cô vì em đã dám xúc phạm một con người cao quý đến thế một người thương yêu em đến thế. Ông buộc En-ri-cô phải xin lỗi mẹ và hứa sẽ không bao giờ được làm như thế nữa.