a) Cơ cấu ngành kinh tế
Cơ cấu ngành kinh tế là tập hợp tất cả các ngành hình thành nên nền kinh tế và các mối quan hệ tương đối ổn định giữa chúng.
Cơ cấu ngành kinh tế là bộ phận cơ bản nhất của cơ cấu kinh tế. phản ánh trình độ phân công lao động xã hội và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Bảng 26. CƠ CẤU GDP THEO NGÀNH, THỜI KÌ 1990- 2004 (%)
Advertisements (Quảng cáo)
b) Cơ cấu thành phần kinh tế
Cơ cấu thành phần kinh tế được hình thành dựa trên cơ sở chế độ sở hữu. bao gồm nhiều thành phần kinh tế có tác động qua lại với nhau, vừa hợp tác lại vừa cạnh tranh với nhau trên cơ sở bình đẳng trước pháp luật.
Cơ cấu thành phần kinh tế đang diễn ra theo chiều hướng phát huy nhiều hình thức sở hữu, nhiều hình thức tổ chức kinh doanh.
c) Cơ cấu lãnh thổ
Nền kinh tế quốc dân là một phát triển không gian thống nhất, được chặt chẽ- là sản phẩm của quá trình phân công lao động. Những khác biệt về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, những nguyên nhân lịch sử...đã dẫn đến sự phát triển không giống nhau giữa cac vùng.
Ba bộ phận cơ bản hợp thành cơ cấu kinh tế là cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu lãnh thổ và cơ cấu thành phần kinh tế. Chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó cơ cấu ngành kinh tế có vai trò quan trọng hơn cả. Ở mỗi một giai đoạn, phù hợp với trình độ phát triển sản xuất nhất định sẽ hình thành một cơ cấu kinh tế tương ứng. Nếu sự phát triển kinh tế trong thực tế tiến sát đến cơ cấu hợp lí thì nền kinh tế sẽ tăng trưởng nhanh. Trong trường hợp ngược lại, nền kinh tế sẽ gặp khó khăn. Vì vậy, việc xác định đúng cơ cấu kinh tế của từng giai đoạn, cả hiện tại cũng như tương lai có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi quốc gia.