Trang chủ Lớp 10 Ngữ văn lớp 10 (sách cũ) Cha tôi, người bạn thân thiết của tôi, Cha tôi, người bạn...

Cha tôi, người bạn thân thiết của tôi, Cha tôi, người bạn thân thiết của tôi. Gia đinh tôi sống theo kiểu “tam đại đồng dường” trong ngôi nhà gỗ, giữa vườn cây khá rộng ở...

- Cha tôi, người bạn thân thiết của tôi. Cha tôi, người bạn thân thiết của tôi. Gia đinh tôi sống theo kiểu “tam đại đồng dường” trong ngôi nhà gỗ, giữa vườn cây khá rộng ở cuối dãy phố chạy thẳng ra bến sông Hồng.
Cha tôi, người bạn thân thiết của tôi. Gia đinh tôi sống theo kiểu “tam đại đồng dường” trong ngôi nhà gỗ, giữa vườn cây khá rộng ở cuối dãy phố chạy thẳng ra bến sông Hồng.

I. DÀN Ý

1. Mở bài:

* Giới thiệu chung:

-   Trong gia đình, người gần gũi và gắn bó với tôi nhất chính là cha.

-   Cha vừa có công sinh thành, nuôi dưỡng, vừa là người bạn lớn đáng tin cậy của

tôi.

2. Thân bài:

*  Kể về những kỉ niệm sâu sắc cùa tình cha con:

+ Lúc còn nhỏ:

-  Tôi được cha yêu thương, chiều chuộng.

-  Mùa hè, chiều chiều cha công kênh tôi lên vai, đi hóng mát đọc triền đê sông Hồng, xem thả diều...

-    Mùa đông, sáng sáng tôi được cha ủ ấm trong lòng lúc cha và ông nội uống

trà...

-   Cha làm cho tôi rất nhiều đồ chơi bằng tre, bằng lá dừa, đất sét...

+ Lúc đi học:

-     Cha chở tôi đi học trên chiếc xe đạp cũ. Tôi vào lớp, cha mới đi làm. Buổi trưa, cha chờ đón trước cổng trường. Trẽn đường về, hai cha con chuyện trò vui vẻ.

-    Cha uốn nắn cho tôi từng nét chữ. Dạy tôi học thuộc lòng những bài thơ, bài hát thiếu nhi, dạy tập vẽ, tập đá cầu, đá bóng...

-   Cha dạy tôi ý thức tự lập rất sớm và biết quan tâm đến mọi người.

Advertisements (Quảng cáo)

3. Kết bài:

* Cảm nghĩ của bản thân:

-   Cha tôi là trụ cột của gia đình cả về vật chất lẫn tinh thần.

-   Là gương sáng mẫu mực của tôi.

-  Tôi yêu quý, tự hào về cha mình.

II. BÀI LÀM

Gia đinh tôi sống theo kiểu “tam đại đồng dường” trong ngôi nhà gỗ, giữa vườn cây khá rộng ở cuối dãy phố chạy thẳng ra bến sông Hồng. Tôi yêu quý tất cả những người ruột thịt, nhưng gần gũi, gắn bó hơn cả vẫn là cha. Cha không chỉ sinh thành, nuôi dưỡng mà còn là người bạn lớn thân thiết của tôi. 

Không thể kể hết những kỉ niệm của thời thơ ấu, nhưng riêng kỉ niệm về tình cha con thì tôi nhớ suốt đời và mỗi lần nhớ lại, tôi đều rưng rưng xúc động.

Hồi lên bốn, lẻn năm, tôi gần cha nhiều hơn gần mẹ. Bởi lẽ mẹ đi làm xa, sáu giở đã rời nhà và tối mịt mới về, không thể chăm sóc tôi hằng ngày được. Ống bà nội già yếu, cha tôi không dám phiền, nên hầu như mọi việc lớn nhỏ trong nhà, cha đều làm cả.

Những sáng mùa đông, gió bấc xào xạc ngoài vườn cây lùa hun hút qua khe cửa. cha tôi dậy sớm đun nước rót vào phích rồi đặt thêm ấm nữa để ông bà nội có nước nóng rửa mặt. Bên tách trà thơm ngát, ông nội cùng cha tôi trò chuyện. Tôi ngồi lọt thỏm trong lòng, áp mặt vào khuôn ngực vạm vỡ, ầm sực của cha mà cảm thấy sung sướng vô ngần ! Ngoài đường có tiếng rao lanh lảnh "Bánh mì nóng giòn đây! Bánh mì mới ra lò đây!”. Cha chạy ù ra mua cho tôi một chiếc. Tôi bẻ từng miếng nhỏ, nhai rau ráu ngon lành.

Nnững chiều hè, mặt trời vừa lặn sau dãy núi Ba Vì tím biếc, cha nhấc tôi lên vai, hai cha con đi dọc triền đê hứng gió, rồi xem đám trẻ thả diều. Sau đó cha cho tôi xuống bến sông tắm. Tôi thích thú ngâm mình trong dòng nước phũ sa mát lịm và thoả thuê quẫy đạp trẻn đôi tay rắn chắc của cha. Nhờ cha dạy mà tôi biết bơi rất sớm.

Trong nhà, chỗ nào cũng có đồ chơi cha làm cho tôi. Trên bệ cửa sổ là chú bé cưỡi trâu thổi sáo, là mẹ con đàn lợn quây quần bên nhau, dễ thương lạ lùng! Rồi khay quả gồm bưởi, cam, na, ổi, chuối... được tô màu y như thật. Tất cả đều do bàn tay khéo léo của cha nặn từ đất sét móc ở bờ sông. Những con cào cào, châu chấu, chuồn chuốn, bươm bướm tết bằng lá dừa theo tôi vào trong giấc ngủ say nồng. Tôi cảm nhận tình yêu nồng nàn của cha dành cho đứa con trai bé bỏng từ những thứ đồ chơi ấy.

Nhớ nhất là hồi tôi học lớp 1. Buổi khai trường đầu tiên trong đời, tôi được cha chở đi học trên chiếc xe đạp cũ kĩ đã tróc hết sơn. Ngồi đằng sau, tôi ríu rít hỏi cha đủ chuyện: “Cha ơi! Cái trống trường có to không hả cha? Lớp học có rộng bằng nhà mình không? Con có được mang theo mấy chú dế vảo lớp không ?”. Đại loại rặt chuyện vớ vẩn của một chú nhóc sáu tuổi, thế nhưng cha tôi vui vẻ trả lởi bằng hết.

Nhìn đảm đông ồn ào, nhộn nhịp trước cổng trường, tôi sợ, cứ ôm chặt lấy lưng cha. Cha vuốt tóc tôi, an ủi: “Thôi, xuống ơi con! Con trai phải mạnh dạn lên chứ! Nhìn kìa, bạn Hoàng, bạn Tuấn đang đi vào sân đấy! Hoàng ơi, Tuấn ơi! Chờ bạn Tùng với nào !”. Tôi tụt xuống xe, gật đầu chào cha rồi chạy nhanh đến chỗ gốc bàng trong sân, không quên quay đầu dặn;”Đến trưa, cha nhớ đón con, cha nhé!”.

Bất kể nắng mưa, ngày nào cha con tôi cũng bên nhau như vậy. Chuyện vui buồn ở lớp, tôi đều kể cha nghe. Cha mua cho tôi mấy quyển vở tập viết. Buổi tối, cha tranh thủ rèn chữ cho tôi. Cha cầm tay tôi, hướng dẫn từng nét thẳng, nét cong. Cha đọc cho tôi nghe nhũng bài thơ ngộ nghĩnh viết cho thiếu nhi, dạy tôi học thuộc lòng và tập chép: Hôm qua trời nắng chang chang, Mẻc con đi học chẳng mang thứ gì, Chỉ mang một cái bút chì, Và mang một mẩu bánh mì con con. Hoặc: ò ó o, Tiếng gà, Giục quả na, Mở mắt tròn xoe, Giục bụi tre, Đâm măng nhọn hoắt... Thú vị hơn nữa là cha dạy tôi hát và tôi cũng hát lại cho cha nghe những bài hát học được ở trường. Giọng trầm của cha chẳng thể nào hoà với cái giọng lanh lảnh non nớt của tôi, thế nhưng vui lắm cả nhà cười nghiêng ngả.

Cha tôi mê bóng đá và đã truyền tình yêu ấy sang tôi. Cái sản gạch trước nhà trở thành sân bóng yêu thích của cha con tôi. Sáng cầu lông, chiều bóng đá, trước và sau giờ cha đi làm, tôi đi học. cổ động viên là ông bà nội và chú chó Bốp cùng cô mèo Tina nhõng nhẽo. Khối lần tôi sút thủng lưới “đối phương”, thích ơi là thích !

Rất nhẹ nhàng, tự nhiên, cha đã rèn cho tỏi nếp sống tự giác, kỉ luật và sức khoẻ dẻo dai. Cha thường bảo việc gì mình làm được thì nên làm, tránh phiền người khác. Là con trai càng không nên ngại khó, ỷ lại. Tôi biết cha rất thương con nhưng cũng vô cùng nghiêm khắc. Tôi có lỗi, dù là nhỏ, cha đều chấn chỉnh kịp thời. Một lần, tôi hỏi cha ghét gì nhất, cha đáp: “Cha ghét nhất thói đố kị, dối trá và ích kỉ. Con phải biết quan tâm tới người khác thì ngưòi khác mới quan tâm đến con”. Càng lớn, tôi càng thấm thía lởi cha dạy.

Cha tôi là trụ cột của gia đình cả về vật chất lẫn tinh thần. Cha là gương sáng mẫu mực cho các con noi theo. Tôi luôn yêu quý và tự hào về người cha đáng kính của mình.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Ngữ văn lớp 10 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)