Trang chủ Lớp 10 Ngữ văn lớp 10 Soạn bài: Lầu Hoàng Hạc trang 158 SGK Ngữ văn 10 –...

Soạn bài: Lầu Hoàng Hạc trang 158 SGK Ngữ văn 10 – Ngữ văn lớp 10...

Lầu Hoàng Hạc – Thôi Hiệu – Soạn bài: Lầu Hoàng Hạc trang 158 SGK Ngữ văn 10. Bài thơ có thể rút gọn thành một câu “người xưa đã đi không trở lại khiến người này buồn” và một quan niệm “năm mươi sáu chữ đều là bước chuẩn bị cho chữ sầu đậu xuống, kết đọng trong tâm”. Anh (chị) đồng ý với ý kiến nào?

Advertisements (Quảng cáo)

 KIẾN THỨC CƠ BẢN

Bài thơ là sự cảm nhận những suy tư sâu lắng đầy tính triết lí trước cảnh lầu Hoàng Hạc. Bài thơ thể hiện nỗi buồn và nhớ quê hương của tác giả là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, lời thơ ngắn gọn, hàm súc cô đọng.

Thôi Hiệu (704 – 754) là người Biện Châu, tỉnh Hà Nam, Trung Quôc, đỗ tiến sĩ năm 21 tuổi (725). Còn để lại 40 bài thơ. Trong đó “Lầu Hoàng Hạc” là bài nổi tiếng. Tương truyền Lý Bạch đi chơi Vũ Xương lên lầu Hoàng Hạc thấy bài thơ này của Thôi Hiệu bèn cầm bút đề: “Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc – Thôi Hữu đề thi tại thượng đầu” (Trước mặt có cảnh đẹp mà nói không được vì đã có thơ của Thôi Hiệu đề ở trên rồi).

Câu 1. Nhan đề của bài thơ là “Lầu Hoàng Hạc” nhưng ngoài sự xác định vị trí của lầu Hoàng Hac ở “nơi đây”, toàn bài không nói gì về “lầu” cả. Vận dụng ý của tác giả là gì?

HS phân tích, chỉ ra được ba dụng ý cơ bản:

– Bốn câu thơ đầu đi sát đề “Tích nhân… không du du”, đề cập trực tiếp tới lầu Hoàng Hạc, vừa giải thích tên lầu, vừa định vị lầu trong thời gian, song hoàn toàn lại không có gì về lầu cả. Ta chỉ thấy đôi lập giữa cảnh tiên và cõi tục, quá khứ và hiện tại, cái mất và cái còn. Tất cả đều gắn với truyền thuyết Phí Văn Vi hay Tử An thời xa xưa cổ đại. Tác giả có dụng ý biểu hiện suy tư sâu lắng đầy triết lí của mình. Thời gian một đi không trở lại, người xưa đã qua không dễ thấy. Đòi người hữu hạn, vũ trụ là vô cùng, vô tận. Lầu chơ vơ, mây trắng bồng bềnh có khác chi thân phận nổi chìm tha hương.

– Dụng ý thứ hai của Thôi Hiệu tạo ra sự chuyển biến tiếp từ quá khứ về hiện tại (giữa bốn câu trên và bốn câu dưới). Đó là sự nối tiếp một cách kín đáo. Mắt ngước nhìn tầng mây lơ lửng hồn thả theo nghìn năm xa xăm, song tâm tư của nhà thơ rốt cuộc vẫn hướng về những gì của hiện tại.

Advertisements (Quảng cáo)

– Dụng ý thứ ba của nhà thơ tạo ra mốì tương quan giữa cái nhìn thấy và cái không nhìn thấy. Đó là đất Hán Dương, bãi Anh Vũ hàng cây bên đường tất cả đều rõ mồn một, tươỉ mơn mởn. Cái không thấy là “hương quan”, hương quan là quê hương đang hút hồn người trong ba dụng ý này, một thuộc về triết lí, hai vấn đề thuộc về nhân sinh.

Câu 2. Tất cả cảnh đều đẹp, sao lại khiến người buồn”?

Cảnh rất đẹp. Bốn câu đầu tạo ra vẻ đẹp huyền thoại của lầu Hoàng Hạc. Bốn câu thơ sau tạo ra vẻ đẹp hiện đại của dòng sông, bãi cỏ, hàng cây. Nhưng “khiến ngưòi buồn”. Bài thơ hay và có ý vị sâu sắc là ở chỗ đó. Bởi một lẽ thơ của Thôi Hiệu không chỉ là thơ tả có ý nghĩa thù tạc, ngâm vịnh. Với Thôi Hiệu, thơ là diễn tả sinh động tình cảm chân thành, những suy nghĩ sâu lắng. Hơn nữa nhà thơ đang sống như một kẻ tha hương xa xứ. Dẫu cảnh trước mắt có đẹp thì lòng thương nhớ quê hương cứ vời vợi nhất là khi màn đêm buông xuống.

Câu 3. Bài thơ có thể rút gọn thành môt câu “người xưa đã đi không trở lai khiến người nay buồn” và một quan niệm “năm mươi sáu chữ đều là bước chuẩn bị cho chữ sầu đậu xuống, kết đọng trong tâm”. Anh (chị) đồng ý với ý kiến nào?

Cả hai nhận xét đều có ý chung. Song ý kiến cho rằng “năm mươi sáu thì cả năm mươi sáu chữ đều là bước chuẩn bị cho một chữ sầu kết đọng trong tâm” là đúng và sâu sắc hơn  vì cái hồn của bài thơ là những suy nghĩa chân thành sâu sắc gợi cảm giác buồn về thân phận con ngưòi hữu hạn, vô tận. Còn có nỗi sầu, nỗi buồn nào hơn khi phải xa quê hương. Người ta buồn thương nhớ quê hương lúc chiều ta buông xuống. Ta mới hiểu vì sao chiều hôm nhớ nhà là tình huống xuất hiện rất phổ biến trong thơ ca cổ điển nhiều nước Phương Đông.