Trang chủ Lớp 10 Ngữ văn lớp 10 (sách cũ) Soạn bài Ngọc Hoa đối mặt với bạo chúa – Văn lớp...

Soạn bài Ngọc Hoa đối mặt với bạo chúa - Văn lớp 10...

- Soạn bài Ngọc Hoa đối mặt với bạo chúa. 1. Ngọc Hoa đối mặt với bạo chúa trích từ Phạm Tải – Ngọc Hoa, một tác phẩm thuộc thể loại truyện Nôm bình dân. Truyện gồm 928 câu thơ, chủ yếu là những câu lục bát, thỉnh thoảng có những đoạn trữ tình xen vào là những câu song thất lục bát.
1. Ngọc Hoa đối mặt với bạo chúa trích từ Phạm Tải – Ngọc Hoa, một tác phẩm thuộc thể loại truyện Nôm bình dân. Truyện gồm 928 câu thơ, chủ yếu là những câu lục bát, thỉnh thoảng có những đoạn trữ tình xen vào là những câu song thất lục bát.

3. Qua những lời lẽ đối đáp khôn ngoan, khéo léo của Ngọc Hoa đối với Trang Vương, đoạn trích Ngọc Hoa đối mặt với bạo chúa ca ngợi tinh thần đấu tranh đến cùng của Ngọc Hoa đối với tên bạo chúa để bảo vệ đạo vợ chồng.

II – RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tìm hiểu khái quát về nội dung tác phẩm Phạm Tải – Ngọc Hoa

Gợi ý:

Ngọc Hoa quê ở Thanh Hà, con một viên quan họ Trần, gia đình giàu có. Khi gặp Phạm Tải, người Sơn Tây, mồ côi cha mẹ, phải đi ăn xin để tiếp tục việc học, Ngọc Hoa đem lòng thương yêu rồi nên duyên vợ chồng. Trong làng có một người tên là Biện Điền, tr­ước đó đã ngỏ lời yêu thương nhưng Ngọc Hoa không đồng ý, nay thấy nàng lấy chồng thì sinh lòng thù ghét, nghĩ cách trả thù. Biết Trang Vương hiếu sắc, Biện Điền đã tạc tượng Ngọc Hoa đem dâng Trang Vương. Quả nhiên, Trang Vương mê mệt vì nhan sắc của Ngọc Hoa, cho quan quân về bắt nàng. Mặc dù bị ép buộc phải lấy hắn nhưng  ngay giữa triều đình nàng đã dũng cảm cự tuyệt. Trang Vương đổi chiến thuật, thương lượng với Phạm Tải như­ờng vợ cho hắn nhưng Ngọc Hoa kiên quyết chối từ. Hèn hạ, hắn đã đầu độc Phạm Tải. Sau khi Phạm Tải chết, Trang Vương lại bức bách Ngọc Hoa. Nàng cầm dao rạch mặt, cắt tóc, mặc tang phục vào triều. Nàng viện cớ chồng chết phải để tang ba năm và nói chỉ khi đoạn tang mới trở lại. Trang Vương đành phải ư­ng thuận.

Ngọc Hoa đ­ưa thi hài Phạm Tải về quê an táng, thủ tiết với chồng tròn ba năm thì tự vẫn để khỏi bị TrangVương đòi bắt. Xuống âm phủ, gặp lại Phạm Tải, hai vợ chồng Ngọc Hoa làm đơn kiện Trang Vương tại điện Diêm La. Diêm Vương tuy là em của Trang Vương, nhưng thấy sự thể như thế đã dùng “phép công” để trị Trang Vương, cho ném Trang Vương vào vạc dầu. Phạm Tải, Ngọc Hoa thì được sống lại và trở về đoàn tụ ở cõi trần.

Đoạn trích Ngọc Hoa đối mặt với bạo chúa trích từ câu 403 đến câu 474 kể về cuộc đối mặt giữa Ngọc Hoa, Phạm Tải với Trang Vương tại triều đình.

2. Có thể hình dung đoạn trích như một đoạn kịch được không?

Gợi ý: Có thể hình dung đoạn trích như một vở kịch với các yếu tố:

- Nhân vật: Ngọc Hoa, Phạm Tải, Trang Vương.

- Địa điểm: tại triều đình.

- Lời thoại mang kịch tính cao: Vợ chồng Ngọc Hoa bảo vệ lẽ phải, đó là tình nghĩa vợ chồng; Trang Vương đòi hỏi, thuyết phục và ép buộc Ngọc Hoa nhưng không đạt được nguyện vọng.

3. Đoạn trích cho thấy trí tưởng tượng hồn nhiên của tác giả bình dân, hãy chứng minh.

Gợi ý:

- Sự tưởng tượng về diễn biến câu chuyện: Trang Vương ép buộc vợ chồng Ngọc Hoa vào cung, dụ dỗ Ngọc Hoa không được, lại thương lượng với Phạm Tải, rồi lại dùng uy quyền ép buộc hai vợ chồng nàng, nhưng cũng không thắng nổi trí tuệ người bình dân. Cả hai vợ chồng Ngọc Hoa đều đối đáp rất khéo

- Tưởng tượng ra ngôn ngữ, cử chỉ và hành động của nhân vật: lời lẽ của Ngọc Hoa, Phạm Tải, Trang Vương,…

4. Phân tích hình tượng nhân vật Ngọc Hoa

Gợi ý:

Ngọc Hoa – một phụ nữ chung thuỷ, kiên trinh bảo vệ hạnh phúc của mình

- Ngọc Hoa nói rằng mình là gái đã có chồng, vâng mệnh triều đình, ý vua là ý của thiên tử (con trời) nên phải đến triều đình:

Tôi là con gái có chồng,

……………………………………….

      Hiếm gì thiếu nữ trâm anh,

Mà vua lại phải  ép tình tôi chi?

Lí lẽ của nàng rất đanh thép và cách xử sự của nàng vừa cứng rắn, vừa mềm dẻo. Quả thật, nàng chất vấn Trang Vương rằng mình là phụ nữ đã có chồng, sao Trang Vương lại đòi nàng phải đến đây, trong khi xã hội không thiếu những người con gái đẹp ch­ưa chồng.

- Sau khi Phạm Tải bị Trang Vương ép bằng cách thương lượng với chàng nhường vợ cho hắn, Ngọc Hoa lại kiên quyết chối từ. Lúc này, lí lẽ của nàng cũng không kém phần đanh thép. Nàng quỳ gối, tâu trình đúng phép tắc của một bề tôi tr­ước bệ hạ:

Nghe vua nói hết khúc nhôi

Advertisements (Quảng cáo)

………………………………………………..

Thời tôi tự vẫn khỏi lòng bội phu

Nàng quyết tâm bảo vệ hạnh phúc của mình, khẳng định lại lễ giáo phong kiến, nữ nhi an phận chữ tòng, đã lấy chồng là chung thuỷ với chồng, không thể phản bội. Nàng còn khẳng định “Mặt trời lặn quả bóng trăng khôn vì”: Vua tuy rạng rỡ như mặt trời nhưng là mặt trời đã lặn, không thể sánh với Phạm Tải dù chàng chỉ sáng như bóng trăng nhưng là bóng trăng đang lên. Quả thật chỉ những người có đức hạnh và có lòng dũng cảm thì mới dám nói thẳng, nói thật, mới dám bảo vệ hạnh phúc của mình ngay tại triều đình, tr­ước mặt vua như thế.

5. Phân tích tính cách nhân vật Phạm Tải

Gợi ý:

Trang Vương hứa chia cho Phạm Tải nửa số cung tần mĩ nữ, lại cho đủ t­ước quyền để Phạm Tải như­ờng Ngọc Hoa cho hắn, Phạm Tải đã từ chối lời mặc cả đó. Chàng nói:

Vả tôi tài thiển trí ngu

Lộc trời t­ước n­ước vua cho thẹn thùng.

Gà rừng dù muốn làm công

Sợ khi nhảy múa rụng lông tức thì.

Cách nói của Phạm Tải rất khôn khéo, chàng dùng hình ảnh ẩn dụ để so sánh mình như con gà rừng, đã là gà không thể hoá thành công, do đó, không thể nhận những gì vua ban. Điều đó chứng tỏ Phạm Tải không phải là người ham hố danh lợi, không màng phú quý vinh hoa. Nói khác đi, vì hạnh phúc, vì tình vợ chồng, chàng sẵn sàng làm một thường dân chứ không vì lợi lộc mà phụ tình Ngọc Hoa. Đặt trong xã hôi phong kiến, thái độ ấy, tình cảm ấy là rất đáng trân trọng.

6. Trong đoạn trích, tính cách nhân vật Trang Vương được thể hiện như thế nào?

Gợi ý:

Lúc đầu, Trang Vương còn tỏ ra lịch sự, khéo léo rằng tr­ước Ngọc Hoa còn ở xa, nay đã gần, muốn kết duyên với Ngọc Hoa, coi nàng như tiên vào đến chốn triều đình và hai người kết duyên sẽ hiển vinh đời đời:

“X­ưa còn đông liễu, tây đào

Nay mừng tiên đã lọt vào Bồng Lai

Đôi ta đã hợp duyên hài

Trăm năm tơ tóc muôn đời hiển vinh”.

 Sau khi bị Ngọc Hoa từ chối, Trang Vương đã dùng quyền hành để đòi Phạm Tải vào và ép chàng thương lượng, cho của cải, chức t­ước, cho sự bình yên,…  ra vẻ cho Phạm Tải, nhưng thực chất là dùng uy quyền ép buộc vợ chồng Phạm Tải. Lời lẽ của Trang Vương rất trịch thượng:

“Ta là thánh đế n­ước này

Nhẽ đâu ta bắt vợ mày là dân”

và lời  nói với Ngọc Hoa cũng vậy:

“Ta nay quyền cả, ngôi cao

Vì nàng một chút, tổn hao muôn nhời”

Cách khắc hoạ nhân vật của tác giả dân gian thật tài tình, không dùng nhiều lời mà nhân vật đã lộ rõ chân tướng.

 

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Ngữ văn lớp 10 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)