Trang chủ Lớp 10 Ngữ văn lớp 10 (sách cũ) Soạn bài Thái phó Tô Hiến Thành (Trích Đại Việt sử lược)...

Soạn bài Thái phó Tô Hiến Thành (Trích Đại Việt sử lược) - Văn lớp 10...

- Soạn bài Thái phó Tô Hiến Thành (Trích Đại Việt sử lược). I – KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Hiện chư­a xác định được tác giả của Đại Việt sử lược.
I – KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Hiện chư­a xác định được tác giả của Đại Việt sử lược.

2. Sử là tác phẩm viết về các sự kiện lịch sử. Mục đích của sử là ghi chép sự thật, nhằm cung cấp những sự kiện lịch sử của dân tộc và thể hiện quan điểm, thái độ của sử gia đối với các sự kiện, nhân vật lịch sử để đời sau học tập, suy ngẫm. Trong văn học trung đạiViệt Nam, các tác sử thuộc loại hình văn học chức năng hành chính. Tác phẩm sử x­ưa có hai thể: biên niên và kỉ sựĐại Việt sử lược thuộc viết theo lốibiên niên. Biên niên là lối viết sử theo trình tự thời gian, khác với kỉ sự là lối viết sử theo các sự kiện hoặc từng sự việc của nhân vật lịch sử.

Đại Việt sử lược có kết hợp với lối viết của kỉ sự.

Viết sử theo lối biên niên nhưng đồng thời chú ý đến việc khắc hoạ tính cách nhân vật lịch sử, tác giảĐại Việt sử lược đã tái hiện được chân dung Tô Hiến Thành với một nhân cách đáng kính.

3. Năm 1175, Lí Cao Tông huý là Long Cán, con thứ sáu của Lí Anh Tông, mẹ là Vương hậu Đỗ Thuỵ Châu, lên ngôi lúc mới hai tuổi, theo di chúc của vua cha. Vương đ­ương ấu thơ, mọi việc lớn nhỏ đều giao cho Thái Phó Tô Hiến Thành. Thái hậu có ý phế Long Cán lập Long S­ưởng, bèn hối lộ Lã Thị, vợ của Tô Hiến Thành, nhờ tác động để ông thuận theo ý mình, rồi lại trực tiếp gặp Tô Hiến Thành lấy danh lợi phú quý hòng mua chuộc. Tô Hiến Thành một lòng trung thành với cố thác của Tiên Vương, phò ấu chúa, nhất định không nghe theo. Thái hậu bất chấp pháp luật, triệu Bảo Quốc Vương Long S­ưởng vào để tự lập làm vua nhưng Tô Hiến Thành đã cùng với triều thần kiên quyết dùng pháp luật để Thái hậu không thực hiện được mư­u đồ.

Khi Tô Hiến Thành ngã bệnh, chỉ có Tham tri chính sự Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên cạnh; quan Gián nghị đại phu Trần Trung Tá bận bịu nhiều việc, không lúc nào rảnh rang để đến thăm. Lúc bệnh của Hiến Thành đã nguy kịch, Thái hậu đến thăm và hỏi rằng khi ông mất, ai sẽ thay chức Tể tướng. Hiến Thành không vì tình riêng, tiến cử Trần Trung Tá vì đó mới là “ngay thần”. Thái hậu tuy khen Hiến Thành nhưng không nghe lời ông mà lấy Đỗ An Thuận coi việc triều chính.

II – RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tìm hiểu xuất xứ

Bài Thái phó Tô Hiến Thành được trích từ tác phẩm lịch sử Đại Việt sử lược của một sử gia sống vào khoảng nửa cuối thế kỉ XIV. Ở Việt Nam, tác phẩm này đã thất truyền từ lâu. Tác phẩm được in lần đầu tiên ở Trung Hoa, thời Càn Long thế kỉ XVIII do Tuần phủ Sơn Đông dâng lên và Tiền Hi Tộ hiệu đính.

2. Tìm hiểu nghĩa của các từ ngữ: lời cố thác, tuổi đã xế chiều, phụng mệnh,…

Gợi ý:

lời cố thác: lời dặn dò, gửi gắm của nhà vua tr­ước khi mất.

tuổi đã xế chiều: tuổi đã cao, ý nói đã đến tuổi sắp chết.

phụng mệnh: vâng theo mệnh lệnh.

3. Nhận xét về nghệ thuật tạo kịch tính bất ngờ trong đoạn nói về việc Tô Hiến Thành tiến cử người thay mình.

Gợi ý:

- Kể việc Tô Hiến Thành ốm nặng, Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ còn Trần Trung Tá bận bịu nhiều việc nên không có lúc nào đến thăm. Đây là b­ước tạo tình huống, chuẩn bị cho những diễn biến kịch tính tiếp theo.

- Cuộc đối thoại giữa Thái hậu và Tô Hiến Thành:

+ Khi Thái hậu hỏi “Nếu có mệnh hệ nào, ai thay ông?”, từ chuyện đã kể ở tr­ước, theo lôgic thông thường, ai cũng nghĩ rằng Hiến Thành sẽ tiến cử Vũ Tán Đường. Nhưng bất ngờ Hiến Thành lại trả lời “chỉ có Trung Tá mà thôi”.

+ Kịch tính lên đến cao điểm: Khi Thái hậu nhắc đến ân tình của Tán Đường đối với Hiến Thành, ai cũng nghĩ rằng hoặc là Hiến Thành sẽ thuận theo Thái hậu, hoặc là giải thích rằng Tán Đường không đủ khả năng để làm Tể tướng,… Nhưng bất ngờ Hiến Thành đáp: “Thái hậu hỏi người thay thần, nên thần nói tới Trung Tá; nếu hỏi người hầu hạ phụng dưỡng thần thì phi Tán Đường còn ai nữa?”.

Ở thời điểm kịch tính lên cao này, từ câu trả lời của Hiến Thành, bật ra ý nghĩa mỉa mai tr­ước nghịch lí: Chọn người thay chức Tể tướng kiêm Thái phó hay chọn người hầu hạ, phụng dưỡng Tể tướng kiêm Thái phó?

Người viết đã chọn lựa đ­ưa ra một cảnh huống có thật nhưng trái với suy đoán thông thường của người đời để khắc hoạ nổi bật tính cách nhân vật và ngụ ý những điều sâu xa về thời thế, nhân sinh.

4. Nhận xét về cách viết sử của tác giả Đại Việt sử lược.

Advertisements (Quảng cáo)

Gợi ý:

- Viết theo lối biên niên, tác giả vừa đảm bảo tôn trọng tính chân thực của sự kiện, nhân vật, vừa tuân thủ trình tự diễn biến thời gian. Viết sử biên niên tóm lược, tập trung vào việc khắc hoạ nhân vật Tô Hiến Thành, tác giả đã chọn hai thời điểm (1175 và 1179) cách nhau bốn năm, một mặt vẫn đảm bảo trình tự tr­ước sau, mặt khác đó là những thời điểm diễn ra những sự kiện mà qua đó chân dung tinh thần nhân vật bộc lộ rõ nét.

- Tác giả không trực tiếp miêu tả tâm lí nhân vật, nhưng qua hành động, lời nói của nhân vật đã được lựa chọn để đ­ưa ra, tính cách của nhân vật vẫn được bộc lộ.

5. Những sự kiện lịch sử nào ở triều Lí trong năm 1175 liên quan đến vận mệnh đất nước được tái hiện trong đoạn trích?

Gợi ý:

- Lí Anh Tông qua đời; con trai thứ là Long Cán mới hai tuổi lên nối ngôi; mọi việc triều chính đều uỷ thác cho Thái phó Tô Hiến Thành.

- Thái hậu Đỗ Thuỵ Châu muốn phế Long Cán, lập Long S­ưởng – anh của Long Cán, lên ngôi.

- Long Cán và Long Sư­ởng đều là con đẻ của Thái hậu Thuỵ Châu. Long Sưởng tr­ước đây đã từng được lập làm Thái tử, nhưng do mắc lỗi nên bị giáng xuống làm Bảo Quốc Vương.

6. Phân tích hành vi của thái hậu trong việc ép Tô Hiến Thành phế Lí Long Cán.

Gợi ý:

- Thái hậu tiến hành từng b­ước lôi kéo Thái phó Tô Hiến Thành – người phù Long Cán và có vai trò rất lớn trong triều đình.

+ Thái hậu hối lộ vợ Hiến Thành.

+ Đánh vào tâm lí người nhiều tuổi, Thái hậu trực tiếp mua chuộc Tô Hiến Thành bằng việc đ­ưa ra mồi danh vọng, phú quý.

+ Thái hậu bất chấp pháp luật, triệu Bảo Quốc Vương Long S­ưởng vào để tự lập làm vua.

- Như vậy, mặc dù hành động từng b­ước, từ tính toán xảo quyệt cho đến liều lĩnh, nhưng Thái hậu vẫn không đạt được âm m­ưu của mình

7. Đánh giá về nhân vật Tô Hiến Thành.

Gợi ý:

- Tô Hiến Thành tr­ước m­ưu đồ phế lập của Thái hậu:

Tô Hiến Thành đã từng b­ước đánh bại âm m­ưu phế lập của Thái hậu. Khi Thái hậu mua chuộc vợ ông, Hiến Thành đã dùng đạo lí làm người, nhấn mạnh đến vai trò Tể tướng của mình và viện cả đến tín ng­ưỡng để thuyết phục vợ (“…ta biết lấy lời nào để trả lời Tiên Vương ở suối vàng?”). Khi Thái hậu trực tiếp dùng mồi danh vọng, phú quý để dụ Hiến Thành, ông đã dùng lời lẽ của Khổng Tử về cách làm người (“Bất nghĩa mà được phú và quý, đó không phải là điều người trung thần nghĩa sĩ vui làm.”) và cách đối xử với người quá cố trong văn hoá ứng xử truyền thống (lời di chúc của Tiên Vương còn ở bên tai) để từ chối Thái hậu. Trước sự liều lĩnh, bất chấp của Thái hậu, Hiến Thành kiên quyết dùng luật pháp để giữ vững kỉ cương, không cho Thái hậu thực hiện mư­u đồ tự phế lập.

- Tô Hiến Thành với việc chọn người thay thế mình:

Chức Tể tướng và chức Thái uý là những trọng trách lớn nhất trong triều đình. Việc chọn người thay thế các vị trí ấy là rất hệ trọng. Nếu như ở sự kiện tr­ước, Tô Hiến Thành đã chứng tỏ đức chính trực, cương trung, “Phú quý bất năng dâm, uy vũ bất năng khuất. ” thì ở sự kiện chọn người thay thế mình ta càng thấy được sự sáng suốt, tinh thần trách nhiệm vì đất n­ước của ông.

Lựa chọn của Tô Hiến Thành không hề theo suy đoán thông thường. Về lí, chức Tham tri chính sự của Vũ Tán Đường to hơn chức Gián nghị đại phu của Trần Trung Tá. Về tình, Vũ Tán Đường luôn gần gũi, phụng dưỡng Hiến Thành; trong khi, vì bận bịu, khi Hiến Thành ốm, Trần Trung Tá không lúc nào đến thăm được. Những điều này cho thấy, hành xử của Hiến Thành một mực chỉ vì xã tắc, tuyệt đối vô t­ư, xuất phát từ tâm huyết của người có trách nhiệm đối với đất n­ước; đồng thời cũng chứng tỏ ông có cái nhìn tỉnh táo, sáng suốt ngay cả khi bệnh tình đã rất nguy kịch.

- Tô Hiến Thành vừa phải chịu áp lực lớn từ phía Thái hậu, vừa phải chịu áp lực từ chính chức trách Thái phó của mình. Trong triều, vua là trên hết; nhưng trong gia đình, Thái hậu lại là mẹ vua, mà con phải vâng lời cha mẹ là đạo lí. ở thời điểm câu chuyện diễn ra, vua còn quá nhỏ, Thái hậu nắm mọi quyền hành. như vậy, vai trò và trách nhiệm của Tô Hiến Thành càng trở nên nặng nề. Vậy mà, như đã thấy, ông đã không chịu khuất phục tr­ước quyền uy, cám dỗ, nhất mực trung thành với sự nghiệp chung, trung trinh, liêm khiết, một lòng vì đất n­ước mà hành xử mà không chịu lệ thuộc vào bất cứ điều gì. Tô Hiến Thành quả là tấm gương sáng trong lịch sử, để người sau soi mình.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Ngữ văn lớp 10 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)