Trang chủ Lớp 10 SBT Hóa 10 - Chân trời sáng tạo Bài 4.11 trang 49, 50, 51 SBT Hóa 10 – Chân trời...

Bài 4.11 trang 49, 50, 51 SBT Hóa 10 - Chân trời sáng tạo: Hỗn hợp ammonium perchlorate (NH4ClO4) và bột nhôm là nhiên liệu rắn của tàu vũ trụ con thoi theo phản ứng sau...

Viết và cân bằng phương trình oxi hóa - khử. Vận dụng kiến thức giải Bài 4.11 - Ôn tập chương 4 trang 49, 50, 51 - SBT Hóa 10 Chân trời sáng tạo.

Câu hỏi/bài tập:

Hỗn hợp ammonium perchlorate (NH4ClO4) và bột nhôm là nhiên liệu rắn của tàu vũ trụ con thoi theo phản ứng sau:

NH4ClO4 -> N2 + Cl2 + O2 + H2O

Mỗi một lần phóng tàu con thoi tiêu tốn 750 tấn ammonium perchlorate. Giả sử tất cả oxygen sinh ra tác dụng với bột nhôm, hãy tính khối lượng nhôm phản ứng với oxygen và khối lượng aluminium oxide sinh ra.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Viết và cân bằng phương trình oxi hóa - khử

- Tính \({n_{N{H_4}Cl{O_4}}}\) -> \({n_{{O_2}}}\) -> \({n_{Al}}\)và \({n_{A{l_2}{O_3}}}\)-> \({m_{Al}}\)và \({m_{A{l_2}{O_3}}}\)

Answer - Lời giải/Đáp án

- Bước 1: \(\mathop N\limits^{ - 3} {H_4}\mathop {Cl}\limits^{ + 7} \mathop {{O_4}}\limits^{ - 2} \to \mathop {{N_2}}\limits^0 + {\rm{ }}\mathop {C{l_2}}\limits^0 + {\rm{ }}\mathop {{O_2}}\limits^0 + {\rm{ }}{H_2}O\)

=> NH4ClO4 vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử

- Bước 2:

+ Quá trình oxi hóa: \(\mathop {2N}\limits^{ - 3} \to \mathop {{N_2}}\limits^0 + 2.3e\)và \(\mathop {4O}\limits^{ - 2} \to 2\mathop {{O_2}}\limits^0 + 4.2e\)

+ Quá trình khử: \(2\mathop {Cl}\limits^{ + 7} + 2.7e \to \mathop {C{l_2}}\limits^0 \)

- Bước 3:

1x

\(\mathop {2N}\limits^{ - 3} \to \mathop {{N_2}}\limits^0 + 2.3e\)

\(\mathop {4O}\limits^{ - 2} \to 2\mathop {{O_2}}\limits^0 + 4.2e\)

-> Tổng: 14 e nhường

1x

\(2\mathop {Cl}\limits^{ + 7} + 2.7e \to \mathop {C{l_2}}\limits^0 \)

- Bước 4: 2NH4ClO4 -> N2 + Cl2 + 2O2 + 4H2O

\(\frac{{750}}{{117,5}}\) -> \(\frac{{300}}{{47}}\) (tấn mol)

- Sau đó nhôm phản ứng với oxygen: 4Al + 3O2 2Al2O3

\(\frac{{400}}{{47}}\)!\(\frac{{300}}{{47}}\) -> \(\frac{{200}}{{47}}\) (tấn mol)

=> \({m_{Al}}\)= \(\frac{{400}}{{47}}.27\) = 229,79 tấn và \({m_{A{l_2}{O_3}}}\) = \(\frac{{200}}{{47}}.102\) = 434,04 tấn