Trang chủ Lớp 10 SBT Hóa 10 - Chân trời sáng tạo Bài 4.13 trang 49, 50, 51 SBT Hóa 10 – Chân trời...

Bài 4.13 trang 49, 50, 51 SBT Hóa 10 - Chân trời sáng tạo: Theo nghiên cứu, khi hô hấp, thể tích khí carbon dioxide một người thải ra xấp xỉ thể tích khí oxygen hít vào...

Các bước cân bằng phản ứng oxi hóa - khử. Giải và trình bày phương pháp giải Bài 4.13 - Ôn tập chương 4 trang 49, 50, 51 - SBT Hóa 10 Chân trời sáng tạo.

Câu hỏi/bài tập:

Sodium peroxide (Na2O2), potassium superoxide (KO2) là những chất oxi hoá mạnh, dễ dàng hấp thụ khí carbon dioxide và giải phóng khí oxygen. Do đó, chúng được sử dụng trong bình lặn hoặc tàu ngầm để hấp thụ khi carbon dioxide và cung cấp khí oxygen cho con người trong hô hấp theo các phản ứng sau:

Na2O2 + CO2 -> Na2CO3 + O2

KO2 + CO2 -> K2CO3 + O2

a) Cân bằng các phản ứng biết rằng nguyên tử oxygen trong Na2O2, KO2 là nguyên tố tự oxi hoá - khử

b) Theo nghiên cứu, khi hô hấp, thể tích khí carbon dioxide một người thải ra xấp xỉ thể tích khí oxygen hít vào. Cần trộn Na2O2 và KO2 theo tỉ lệ số mol như thế nào để thể tích khí carbon dioxide hấp thụ bằng thể tích khí oxygen sinh ra?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

a) - Các bước cân bằng phản ứng oxi hóa - khử

+ Bước 1: Xác định số oxi hóa của các nguyên tử có sự thay đổi số oxi hóa trong phản ứng

=> Xác định chất oxi hóa, chất khử

+ Bước 2: Viết quá trình oxi hóa và quá trình khử

+ Bước 3: Xác định (và nhân) hệ số thích hợp vào các quá trình sao cho tổng số electron chất khử nhường bằng tổng số electron chất oxi hóa nhận

+ Bước 4: Đặt các hệ số vào sơ đồ phản ứng. Cân bằng số lượng nguyên tử của các nguyên tố còn lại

b) - Đặt số mol Na2O2 và KO2 theo ẩn -> số mol O2 và CO2 tương ứng -> tìm tỉ lệ

Answer - Lời giải/Đáp án

a) * Phương trình: Na2O2 + CO2 -> Na2CO3 + O2

- Bước 1: \(N{a_2}\mathop {{O_2}}\limits^{ - 1} + C{O_2} \to N{a_2}C\mathop {{O_3}}\limits^{ - 2} + \mathop {{O_2}}\limits^0 \)

=> Na2O2 vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa

- Bước 2:

+ Quá trình oxi hóa: \(2\mathop O\limits^{ - 1} \to \mathop {{O_2}}\limits^0 + 2.1e\)

+ Quá trình khử: \(\mathop O\limits^{ - 1} + 1e \to \mathop O\limits^{ - 2} \)

- Bước 3:

1x

Advertisements (Quảng cáo)

\(2\mathop O\limits^{ - 1} \to \mathop {{O_2}}\limits^0 + 2.1e\)

2x

\(\mathop O\limits^{ - 1} + 1e \to \mathop O\limits^{ - 2} \)

- Bước 4: 2Na2O2 + 2CO2 -> 2Na2CO3 + O2

* Phương trình: KO2 + CO2 -> K2CO3 + O2

- Bước 1: \(K\mathop {{O_2}}\limits^{ - 0,5} + C{O_2} \to {K_2}C\mathop {{O_3}}\limits^{ - 2} + \mathop {{O_2}}\limits^0 \)

=> KO2 vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa

- Bước 2:

+ Quá trình oxi hóa: \(2\mathop O\limits^{ - 0.5} \to \mathop {{O_2}}\limits^0 + 1e\)

+ Quá trình khử: \(\mathop O\limits^{ - 0,5} + 1,5e \to \mathop O\limits^{ - 2} \)

- Bước 3:

1,5x

\(2\mathop O\limits^{ - 0.5} \to \mathop {{O_2}}\limits^0 + 1e\)

1x

\(\mathop O\limits^{ - 0,5} + 1,5e \to \mathop O\limits^{ - 2} \)

- Bước 4: 4KO2 + 2CO2 -> 2K2CO3 + 3O2

b) - Đặt \({n_{N{a_2}{O_2}}}\) = x mol; \({n_{K{O_2}}}\) = y mol

2Na2O2 + 2CO2 -> 2Na2CO3 + O2

x -> x -> \(\frac{1}{2}x\)

4KO2 + 2CO2 -> 2K2CO3 + 3O2

y -> \(\frac{1}{2}y\) -> \(\frac{3}{4}y\)

- Để \({n_{{O_2}}}\) = \({n_{C{O_2}}}\) ” \(x + \frac{1}{2}y = \frac{1}{2}x + \frac{3}{4}y\) ” \(\frac{x}{y} = \frac{1}{2}\)

=> Cần trộn Na2O2 và KO2 theo tỉ lệ 1:2 về số mol để thỏa mãn điều kiện đề bài