Trang chủ Lớp 10 SBT Hóa học 10 Nâng cao Bài 2.35 trang 18 SBT Hóa lớp 10 nâng cao: Bài 13:...

Bài 2.35 trang 18 SBT Hóa lớp 10 nâng cao: Bài 13: Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học...

Bài 2.35 trang 18 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng cao. Độ âm điện biểu thị khả năng hút electron của nguyên tử nguyên tố hóa học. Độ âm điện càng lớn thì khả năng hút electron. Bài 13: Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Advertisements (Quảng cáo)

Bài 2.35 trang 18 SBT Hóa học 10 Nâng cao

Hãy cho biết ý nghĩa của độ âm điện và sự biến đổi của độ âm điện các nguyên tố trong chu kì 3 và nhóm VIIA.

Độ âm điện biểu thị khả năng hút electron của nguyên tử nguyên tố hóa học. Độ âm điện càng lớn thì khả năng hút electron càng lớn (lớn nhất là nguyên tố flo). Độ âm điện có liên quan chặt chẽ đến tính kim loại và phi kim. Độ âm điện càng lớn thì tính phi kim càng mạnh, tính kim loại càng yếu.

Trong một chu kì độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố tăng dần khi đi theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, trong chu kì 3 độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố tăng dần khi đi từ trái sang phải. Độ âm điện thấp nhất bằng 0,93 ở nguyên tử nguyên tố natri, cao nhất bằng 3,16 ở nguyên tử nguyên tố clo.

Advertisements (Quảng cáo)

Trong một nhóm A độ âm điện của nguyên tử nguyên tố giảm dần khi đi theo chiều tăng điện tích hạt nhân, trong nhóm VIIA độ âm điện giảm dần khi đi từ trên xuống dưới. Độ âm điện cao nhất là ở nguyên tử nguyên tố flo (3,98) và thấp nhất ở nguyên tố atatin (2,20). Atatin đã thể hiện tính chất của một kim loại, trong khi đó flo là phi kim mạnh nhất.