Bài 5.7 trang 38 SBT Hóa học 10 Nâng cao
Cho một lượng halogen X2 tác dụng với một lượng vừa đủ kim loại M có hóa trị I, người ta thu được 4,12 g hợp chất A. Cũng lượng halogen đó tác dụng hết với nhôm tạo ra 3,56g hợp chất B. Còn nếu cho lượng kim loại M nói trên tác dụng hết với lưu huỳnh thì thu được 1,56 g hợp chất C. Hãy xác định tên các nguyên tố X và M, từ đó viết công thức các chất A, B và C.
X2+2M→2MXxmol2xmol2xmol
Khối lượng hợp chất A: 2x(M+X)=4,12(1)
3X2+2Al→2AlX3xmol2x3mol
Advertisements (Quảng cáo)
Khối lượng hợp chất B: 2x3(27+3X)=3,56(2)
2M+S→M2S2xmolxmol
Khối lượng hợp chất C: x(2M+32)=1,56(3)
Giải hệ phương trình gồm 3 phương trình (1), (2), (3) tìm được x = 0,02; X = 80; M = 23 do đó X là brom (Br = 80); M là natri (Na = 23).
Chất A là NaBr, B là AlBr3, C là Na2S.