Trang chủ Lớp 10 SBT Sinh lớp 10 (sách cũ) Bài 17 trang 42 Sách bài tập sách Sinh 10: Trình bày...

Bài 17 trang 42 Sách bài tập sách Sinh 10: Trình bày cấu trúc của lục lạp phù hợp với chức năng của...

Bài 17 trang 42 Sách bài tập (SBT) Sinh học 10: Trình bày cấu trúc của lục lạp phù hợp với chức năng của nó.

Trình bày cấu trúc của lục lạp phù hợp với chức năng của nó.

    Lục lạp là một trong ba dạng lạp thể (vô sắc lạp, sắc lạp, lục lạp) chỉ có trong các tế bào có chức năng quang hợp ở thực vật.

-     Cấu tạo của lục lạp phù hợp với chức năng : Lục lạp thường có hình bầu dục thuận lợi cho việc hấp thụ và điều tiết ánh sáng. Kích thước nhỏ thuận lợi cho sự trao đổi chất.

    Mỗi lục lạp được bao bọc bởi màng kép, bên trong là khối cơ chất không màu (chất nền Strôma) và các hạt nhỏ (Grana). Dưới kính hiển vi điện tử ta thấy mỗi hạt nhỏ có dạng như một chồng tiền xu gồm các túi dẹt (gọi là Tilacôit). Trên bề mặt của màng Tilacôit có hộ sắc tố (chất diệp lục, sắc tố vàng) và các hệ enzim sắp xếp một cách trật tự, tạo thành vô số các đơn vị cơ sở dạng hạt hình cầu, kích thước 10 - 20 nm gọi là đơn vị quang hợp.

   Trong lục lạp có chứa ADN enzim và Ribôxôm nên nó có khả năng tự tổng hợp lượng prôtêin cần thiết cho mình.

   Số lượng lục lạp trong mỗi tế bào không giống nhau, phụ thuộc vào điều kiện chiếu sáng của môi trường sống và đặc điểm của loài.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn SBT Sinh lớp 10 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây: