Trang chủ Lớp 10 SBT Sinh lớp 10 (sách cũ) Bài 27 trang 124 Sách bài tập môn Sinh 10: Mô tả...

Bài 27 trang 124 Sách bài tập môn Sinh 10: Mô tả thành phần cấu tạo cua một nucleotit và liên kết giữa các...

Bài 27 trang 124 Sách Bài Tập (SBT) Sinh học 10: Mô tả thành phần cấu tạo cua một nucleotit và liên kết giữa các nucleotit.

Mô tả thành phần cấu tạo cua một nucleotit và liên kết giữa các nucleotit.

Bazơ nitơ có 4 loại là A: Ađênin; G: Guanin; T: Timin; X: Xitôzin

Cấu trúc ADN

ADN tồn tại chủ yếu trong nhân tế bào và cũng có ở ti thể, lạp thể trong tế bào chất. Đó là một axit hữu cơ, có chứa các nguyên tố C, H, O, N và P mà mô hình cấu trúc của nó được hai nhà bác học J. Watson và F. Crick công bố vào năm 1953.

Advertisements (Quảng cáo)

Theo mô hình này, cấu trúc của phân tử ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch pôlinuclêôtit (mỗi mạch do các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết phôtphođieste) chạy song song và ngược chiều nhau xoắn đều đặn quanh trục phân tử. Chiều xoắn là 2 nanômet (nm), chiều cao vòng xoắn là 3,4nm (một chu kì xoắn) gồm 10 cặp nuclêôtit. Chiều dài phân tử có thể tới hàng chục, hàng trăm micrômet ()

Đa số các phân tử ADN được cấu tạo từ hai mạch pôlinuclêôtit cấu trúc theo nguyên tắc đa phân (gồm nhiều đơn phân kết hợp với nhau) và nguyên tắc bổ sung (A của mạch này thì liên kết với T của mạch kia bằng hai mối liên kết hiđrô và ngược lại; G của mạch này thì liên kết với X của mạch kia bằng ba mối liên kết hiđrô và ngược lại).

Phân tử ADN ở các tế bào nhân sơ thường có cấu trúc dạng vòng còn phân tử ADN ở các tế bào nhân thực lại có cấu trúc dạng thẳng.
- Giữa các nucleotit liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị tạp thành chuỗi polinucleotit.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn SBT Sinh lớp 10 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)