Cho mẫu số liệu: 1 11 13 15 17 21
a) Tìm khoảng biến thiên của mẫu số liệu trên
b) Tìm khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu trên
c) Tìm phương sai và độ lệch chuẩn của mẫu số liệu trên
d) Tìm giá trị bất thường của mẫu số liệu trên.
+ Sắp xếp số liệu theo thứ tự không giảm và tìm khoảng biến thiên theo công thứcR=xn−x1 với số cao nhất và thấp nhất lần lượt xn,x1
+ Khoảng tứ phân vị: ΔQ=Q3−Q1
Bước 1: Sắp xếp các số liệu theo thứ tự không giảm.
Bước 2: Tính cỡ mẫu n, tìm tứ phân vị thứ hai Q2(chính là trung vị của mẫu).
Bước 3: Tìm tứ phân vị thứ nhất: là trung vị của nửa số liệu đã sắp xếp bên trái Q2 (không bao gồm Q2 nếu n lẻ)
Bước 4: Tìm tứ phân vị thứ ba: là trung vị của nửa số liệu đã sắp xếp bên phải Q2 (không bao gồm Q2 nếu n lẻ)
+ Tìm phương sai theo công thức S2=1n(n1x12+n2x22+...+nkxk2)−¯x2 và độ lệch chuẩn S=√S2
Advertisements (Quảng cáo)
+ Giá trị ngoại lệ là giá trị trong mẫu thỏa mãn a<Q1−1,5.ΔQ và a>Q3+1,5.ΔQ
Cho mẫu số liệu: 1 11 13 15 17 21
a) Số cao nhất và thấp nhất lần lượt là 21 và 1 do đó khoảng biến thiên của dãy số liệu trên là: R=21−1=20
b)
+ Vì n=6 là số chẵn nên tứ phân vị thứ hai là: Q2=(13+15):2=14 là tứ phân vị
+ Tứ phân vị thứ nhất là trung vị của 3 số đầu tiên của mẫu số liệu: Q1=11
+ Tứ phân vị thứ ba là trung vị của 3 số cuối của mẫu số liệu: Q3=17
+ Khoảng tứ phân vị: ΔQ=Q3−Q1=17−11=6
c)
+ Số trun bình cộng: ¯x=1+11+13+15+17+216=13
+ Phương sai: S2=16(12+112+...+212)−132=1163
+ Độ lệch chuẩn: S=√S2=√1163=2√873
d) Ta có Q1−1,5.ΔQ=11−1,5.6=2 và Q3+1,5.ΔQ=17+1,5.6=26 nên mẫu có một giá trị ngoại lệ là 1.