Trang chủ Lớp 10 SBT Toán 10 - Cánh Diều Bài 25 trang 42 SBT Toán 10 Cánh Diều: Gieo một con...

Bài 25 trang 42 SBT Toán 10 Cánh Diều: Gieo một con xúc xắc hai lần liên tiếp. Tính xác suất của mỗi biến cố sau:...

Giải bài 25 trang 42 sách bài tập toán 10 – Cánh diều – Bài 4. Xác suất của biến cố trong một số trò chơi đơn giản

Gieo một con xúc xắc hai lần liên tiếp. Tính xác suất của mỗi biến cố sau:

a) A: “Lần thứ hai xuất hiện mặt 5 chấm”

b) B: “Tổng số chấm xuất hiện trong hai lần gieo bằng 7”

c) C: “Tổng số chấm xuất hiện trong hai lần gieo chia hết cho 3”

d) D: “Số chấm xuất hiện lần thứ nhất là số nguyên tố”

e) E: “Số chấm xuất hiện lần thứ nhất nhỏ hơn số chấm xuất hiện lần thứ hai”

Xác suất của biến cố A là một số, kí hiệu \(P\left( A \right)\) được xác định bởi công thức: \(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega  \right)}}\), trong đó \(n\left( A \right)\) và \(n\left( \Omega  \right)\) lần lượt là kí hiệu số phần tử của tập A và \(\Omega \)

Advertisements (Quảng cáo)

Gieo một con xúc xắc hai lần liên tiếp \( \Rightarrow \Omega  = \{ (x;y)|1 \le x;y \le 6\}  \Rightarrow n\left( \Omega  \right) = 6.6 = 36\)

a) A: “Lần thứ hai xuất hiện mặt 5 chấm” \(A = \left\{ {\left( {x;5} \right)|x = 1;2;3;4;5;6} \right\}\)\( \Rightarrow n\left( A \right) = 6.1 = 6\)

\( \Rightarrow P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega  \right)}} = \frac{6}{{36}} = \frac{1}{6}\)

b) B: “Tổng số chấm xuất hiện trong hai lần gieo bằng 7\(A = \left\{ {\left( {1;6} \right);\left( {6;1} \right);\left( {2;5} \right);\left( {5;2} \right);\left( {3;4} \right);\left( {4;3} \right)} \right\}\)\( \Rightarrow n\left( A \right) = \left( {1 + 1 + 1} \right).2 = 6\)

\( \Rightarrow P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega  \right)}} = \frac{6}{{36}} = \frac{1}{6}\)

c) C: “Tổng số chấm xuất hiện trong hai lần gieo chia hết cho 3” \(A = \left\{ {\left( {1;2} \right);\left( {2;1} \right);\left( {1;5} \right);\left( {5;1} \right);\left( {2;4} \right);\left( {4;2} \right);\left( {3;3} \right);\left( {3;6} \right);\left( {6;3} \right);\left( {4;5} \right);\left( {5;4} \right);\left( {6;6} \right)} \right\}\)\( \Rightarrow n\left( A \right) = \left( 5 \right).2 + 1 + 1 = 12\)

\( \Rightarrow P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega  \right)}} = \frac{{12}}{{36}} = \frac{1}{3}\)

d) D: “Số chấm xuất hiện lần thứ nhất là số nguyên tố” \(A = \left\{ \begin{array}{l}\left( {1;2} \right);\left( {2;2} \right);\left( {2;3} \right);\left( {2;4} \right);\left( {2;5} \right);\left( {2;6} \right);\\\left( {3;1} \right);\left( {3;2} \right);\left( {3;3} \right);\left( {3;4} \right);\left( {3;5} \right);\left( {3;6} \right);\\\left( {5;1} \right);\left( {5;2} \right);\left( {5;3} \right);\left( {5;4} \right);\left( {5;5} \right);\left( {5;6} \right);\end{array} \right\}\)\( \Rightarrow n\left( A \right) = 18\)

\( \Rightarrow P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega  \right)}} = \frac{{18}}{{36}} = \frac{1}{2}\)

e) E: “Số chấm xuất hiện lần thứ nhất nhỏ hơn số chấm xuất hiện lần thứ hai” \(A = \left\{ \begin{array}{l}\left( {1;2} \right);\left( {1;3} \right);\left( {1;4} \right);\left( {1;5} \right);\left( {1;6} \right);\left( {2;3} \right);\left( {2;4} \right);\left( {2;5} \right);\left( {2;6} \right);\\\left( {3;4} \right);\left( {3;5} \right);\left( {3;6} \right);\left( {4;5} \right);\left( {4;6} \right);\left( {5;6} \right)\end{array} \right\}\)\( \Rightarrow n\left( A \right) = 15\)

\( \Rightarrow P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega  \right)}} = \frac{{15}}{{36}} = \frac{5}{{12}}\)