Trang chủ Lớp 10 SBT Toán 10 - Chân trời sáng tạo Bài 8 trang 101 SBT toán 10 Chân trời sáng tạo: An,...

Bài 8 trang 101 SBT toán 10 Chân trời sáng tạo: An, Bình, Cường và 2 bạn nữa xếp ngẫu nhiên thành 1 hàng ngang để chụp ảnh. Tính xác...

Giải bài 8 trang 101 SBT toán 10 – Chân trời sáng tạo – Bài 2. Xác xuất của biến cố

An, Bình, Cường và 2 bạn nữa xếp ngẫu nhiên thành 1 hàng ngang để chụp ảnh. Tính xác suất của các biến cố:

a) “An và Bình đứng ở hai đầu hàng”

b) “Bình và Cường đứng cạnh nhau”

c) “An, Bình, Cường đứng cạnh nhau”

Phép thử có không gian mẫu gồm hữu hạn các kết quả có cùng khả năng xảy ra và A là 1 biến cố

Xác suất của biến cố A là một số, kí hiệu \(P\left( A \right)\) được xác định bởi công thức: \(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega  \right)}}\), trong đó \(n\left( A \right)\) và \(n\left( \Omega  \right)\) lần lượt là kí hiệu số phần tử của tập A và \(\Omega \)

a) Số cách xếp 5 bạn thành một hàng ngang là: \(n\left( \Omega  \right) = 5!\)

Gọi A là biến cố: “An và Bình đứng ở hai đầu hàng”

+ An và Bình đứng 2 đầu hàng: 2 cách sắp xếp (An trước Bình sau hoặc ngược lại)

Advertisements (Quảng cáo)

+ 3 bạn còn lại: \(3!\) cách sắp xếp

=> \(n\left( A \right) = 2.3!\)

\( \Rightarrow P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega  \right)}} = \frac{{2.3!}}{{5!}} = \frac{1}{{10}}\)

b) Gọi B là biến cố: “Bình và Cường đứng cạnh nhau”

Coi Bình và Cường thành 1 phần tử trong hàng.

=> Khi đó xếp 5 người coi là xếp 4 phần tử => có \(4!\) cách sắp xếp

Mỗi cách xếp này tương ứng với 2 cách xếp 5 người (Bình trước, Cường sau hoặc ngược lại)

=> \(n\left( B \right) = 2.4!\)

\( \Rightarrow P\left( B \right) = \frac{{n\left( B \right)}}{{n\left( \Omega  \right)}} = \frac{{2.4!}}{{5!}} = \frac{1}{{10}}\)

c) Gọi C là biến cố: “An, Bình, Cường đứng cạnh nhau”

Coi An, Bình và Cường là 1 phần tử của hàng. Riêng nhóm này có \(3!\) cách xếp

=> Khi đó hàng có 3 phần tử => có \(3!\) cách sắp xếp

=> \(n\left( C \right) = 3!.3!\)

\( \Rightarrow P\left( C \right) = \frac{{n\left( C \right)}}{{n\left( \Omega  \right)}} = \frac{{3!.3!}}{{5!}} = \frac{3}{5}\)