Vẽ đồ thị các hàm số sau:
a) y=2x2+4x−1
b) y=−x2+2x+3
c) y=−3x2+6x
d) y=2x2−5
LG a
a) y=2x2+4x−1
+ Xác định đỉnh S(−b2a;f(−b2a))
+ Trục đối xứng x=−b2a
+ Bề lõm: quay lên trên (nếu a>0)
+ Giao với trục tung tại điểm có tọa độ (0; c).
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, đồ thị hàm số bậc hai y=2x2+4x−1 là một parabol (P):
+ Có đỉnh S với hoành độ: xS=−b2a=−42.2=−1;yS=2.(−1)2+4.(−1)−1=−3.
+ Có trục đối xứng là đường thẳng x=−1 (đường thẳng này đi qua đỉnh S và song song với trục Oy);
+ Bề lõm quay lên trên vì a=2>0
+ Cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng -1, tức là đồ thị đi qua điểm có tọa độ (0; -1).
Ta vẽ được đồ thị như hình dưới.
LG b
b) y=−x2+2x+3
+ Xác định đỉnh S(−b2a;f(−b2a))
+ Trục đối xứng x=−b2a
+ Bề lõm: quay xuống dưới (a=-1<0).
+ Giao với trục tung tại điểm có tọa độ (0; c).
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, đồ thị hàm số bậc hai y=−x2+2x+3 là một parabol (P):
+ Có đỉnh S với hoành độ: xS=−b2a=−22.(−1)=1;yS=−12+2.1+3=4.
+ Có trục đối xứng là đường thẳng x=1 (đường thẳng này đi qua đỉnh S và song song với trục Oy);
+ Bề lõm quay xuống dưới vì a=−1<0
+ Cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 3, tức là đồ thị đi qua điểm có tọa độ (0; 3).
Advertisements (Quảng cáo)
Ta vẽ được đồ thị như hình dưới.
LG c
c) y=−3x2+6x
+ Xác định đỉnh S(−b2a;f(−b2a))
+ Trục đối xứng x=−b2a
+ Bề lõm: quay lên trên (nếu a>0), quay xuống dưới nếu a<0.
+ Giao với trục tung tại điểm có tọa độ (0; c).
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, đồ thị hàm số bậc hai y=−3x2+6x là một parabol (P):
+ Có đỉnh S với hoành độ: xS=−b2a=−62.(−3)=1;yS=−3.12+6.1=3
+ Có trục đối xứng là đường thẳng x=1 (đường thẳng này đi qua đỉnh S và song song với trục Oy);
+ Bề lõm quay xuống dưới vì a=−3<0
+ Cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 0, tức là đồ thị đi qua gốc tọa độ (0; 0).
Ta vẽ được đồ thị như hình dưới.
LG d
d) y=2x2−5
+ Xác định đỉnh S(−b2a;f(−b2a))
+ Trục đối xứng x=−b2a
+ Bề lõm: quay lên trên (nếu a>0), quay xuống dưới nếu a<0.
+ Giao với trục tung tại điểm có tọa độ (0; c).
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, đồ thị hàm số bậc hai y=2x2−5 là một parabol (P):
+ Có đỉnh S với hoành độ: xS=−b2a=−02.2=0;yS=2.02−5=−5.
+ Có trục đối xứng là đường thẳng x=0 (trùng với trục Oy);
+ Bề lõm quay lên trên vì a=2>0
+ Cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng -5, tức là đồ thị đi qua điểm có tọa độ (0; -5).
Ta vẽ được đồ thị như hình dưới.